Cuộc gặp Putin-Obama: Khi Tổng thống Mỹ chọn đi giữa 2 làn đạn

Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ chấm dứt quãng thời gian gần một năm “yên lặng” trước đồng cấp người Nga Vladimir Putin, khi hai ông có cuộc gặp không chính thức trong tuần tới.


Sau nhiều phiên thảo luận căng thẳng trong nội bộ chính giới Mỹ, ông Obama quyết định: Chẳng có gì là “mất mát” lớn khi chấm dứt tình cảnh đóng băng ngoại giao Nga – Mỹ, dự cuộc gặp đối mặt với ông Putin ngày 28/9 tới tại New York bên lề Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc. Chẳng mấy ai dám đặt cược sẽ có bước tiến lớn tại cuộc tiếp xúc nếu nhìn vào những điểm bất đồng gay gắt giữa Washington và Moskva sau những căng thẳng liên quan đến điểm nóng Ukraine và Syria.

Kênh tiếp xúc cấp cao Nga - Mỹ đã bị ngưng trệ trong gần một năm qua. Ảnh: Getty Imgaes


Nhưng Tổng thống Mỹ thì cho rằng chẳng mất gì khi mở lại kênh liên hệ cấp cao, tại thời điểm Mỹ còn không chắc chắn về những tính toán ngoại giao “có tầm vóc” còn đang nằm trong đầu ông Putin, nhất là liên quan đến khủng hoảng Syria, nơi Moskva có bước can dự đầy mạnh mẽ thời gian qua. “Xét đến tình hình Ukraine, Syria, dù có sự khác biệt quan điểm lớn với Mosvka, nhưng Tổng thống cho rằng sẽ thật vô trách nhiệm nếu không thử xem liệu chúng ta có thể tạo ra bước tiến thông qua can dự cấp cao với người Nga hay không”, một quan chức cấp cao tại Nhà Trắng tiết lộ.

Rõ ràng, “đối thủ Putin” là điểm nghẽn lớn nhất trong chính sách đối ngoại của ông Obama. Mỹ đứng trước lựa chọn gai góc: Sẽ tốt hơn nếu tăng cường can dự Nga với hy vọng có thể thay đổi cách hành xử của Mosvka – cách thức mà ông Obama ưa thích? hay là lấy tăng trừng phạt, đe dọa quân sự, cô lập làm công cụ chính – như luồng quan điểm của lực lượng bảo thủ trong chính giới Mỹ?

Đứng giữa sự chia cắt trong hàng ngũ cố vấn, ông Obama có lẽ đã chọn một giải pháp mang tính trung dung. Quyết định cô lập ông Putin về ngoại giao để “trừng phạt” việc Crimea sáp nhập vào Nga, ông Obama đã không tiến hành bất kì cuộc tiếp xúc đối mặt nào với đồng cấp người Nga kể từ tháng 11 năm ngoài; các cuộc điện đàm cũng bị ngưng trệ từ tháng 7/2015 – thời điểm hai nhà lãnh đạo trao đổi về kết quả đàm phán hạt nhân Iran. Chính ông chủ Nhà Trắng từng tuyên bố rằng không có hy vọng thuyết phục ông Putin thoái lui trong cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine.

Thế nhưng Ngoại trưởng Mỹ John Kerry có lẽ là nhân tố chủ chốt thuyết phục ông Obama về duy trì đối thoại cấp cao Nga – Mỹ, sau khi ông Kerry có chuyến đi tới Nga, gặp gỡ Tổng thống Putin tại Sochi mà trọng tâm là bàn về tình hình Syria với vai trò của Nga. Việc Mosvka tăng cường hiện diện quân sự ở Syria khiến Mỹ bất ngờ. Nhà Trắng chưa thể biết ý định chính xác của Nga – mở các cuộc tấn công để chống lưng cho Damascus hay chỉ là “tạo dựng chỗ đứng” phòng trường hợp ông Assad sụp đổ? Cuộc gặp giữa hai ông Putin-Obama sẽ cho phép làm rõ những câu hỏi này. “Cuộc gặp là cơ hội để hiểu về kế hoạch của Moskva khi tăng hiện diện quân sự ở Syria. Đây là thời điểm để làm rõ và là lúc để Nga nói cụ thể dự định đề xuất như là bên đóng góp có trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng Syria”, cố vấn cấp cao Celeste Wallander đặc trách tình hình Nga, Trung Á tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ phát biểu.

Trước thềm cuộc gặp, các chiến dịch tuyên truyền đã được mở ở cả Washington và Moskva. Hai bên thi nhau khẳng định mình là người ở “thế thắng” trong sự kiện này. Nhà Trắng thì nói ông Putin là người chủ động nêu để xuất và ông Obama coi đây là cơ hội để “tấn công” đối thủ sau những hành xử của Nga. Còn nhìn từ Điện Kremlin, Tổng thống Nga đang nổi lên là một nhà lãnh đạo toàn cầu mà không một ai được phép xem thường, người chiến thắng trên vũ đài quốc tế tại chính trụ sở Liên hợp quốc. Hai bên cũng bất nhất trong tuyên bố về chủ đề chính sẽ được đem ra thảo luận: Nga nói chống chủ nghĩa khủng bố IS tại Syria là chính, còn Mỹ thì cho rằng khủng hoảng Ukraine là chủ đạo, đi kèm đó là vấn đề Syria.

“Quan hệ Nga – Mỹ đang xuống cấp và sẽ xuất hiện nguy cơ thực sự nếu còn xấu đi. Rất khó để nói rằng hai tổng thống sẽ làm gì, ngoài việc trao đổi quan điểm, khẳng định ý kiến cá nhân để rồi sau đó buộc truyền thông phải đồn đoán xem ai là người xuống thang, ai là người tỏ ra yếu kém. Tôi nghĩ đây là chính là tính chất bao trùm”, Andrew Weiss, Phó Chủ tịch Quỹ Carnegie Hành động vì Hòa bình Quốc tế (CEIP) nhìn nhận.
Hoài Thanh (Theo Politico)
Tổng thống Nga, Mỹ sẽ hội đàm vào ngày 28/9
Tổng thống Nga, Mỹ sẽ hội đàm vào ngày 28/9

Ngày 24/9, cả Nga và Mỹ đều xác nhận Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thổng thống Mỹ Barack Obama sẽ có cuộc hội đàm vào ngày 28/9 tới bên lề phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) ở thành phố New York.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN