Dịch COVID-19 tại ASEAN hết 30/9: Toàn khối 16.811 ca tử vong; dịch bệnh lan rộng

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 30/9, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 7.775 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 16.810 người.

Chú thích ảnh
 Đám tang bệnh nhân tử vong do COVID-19 tại tỉnh Aceh, Indonesia, ngày 29/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong 24 giờ qua, khối ASEAN có 4 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Malaysia và Myanmar. Philippines vẫn dẫn đầu các nước thành viên hiệp hội về tổng số ca mắc bệnh, song số ca tử vong tiếp tục xu thế giảm trong những ngày gần đây.

Indonesia hiện là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này trong ngày ghi nhận số ca bệnh mới và số ca tử vong mới cao nhất khu vực. Indonesia cũng dẫn đầu khu vực về tổng số bệnh nhân tử vong do đại dịch và bỏ xa các quốc gia khác.

Singapore tiếp tục kiểm soát khá tốt tình hình và đã nhiều tuần nay không phát sinh ca tử vong mới nào vì COVID-19. Trong khi Malaysia tình hình đáng quan ngại hơn, nguy cơ làn sóng dịch mới đang hiện hữu, trong ngày nước này ghi nhận 2 ca tử vong mới.

Myanmar tình hình đang xấu đi nhanh chóng khi nhiều ngày liền ghi nhận số ca mắc và tử vong đều tăng. Tình hình tại quốc gia thành viên này hiện rất đáng quan ngại khi ghi nhận tới trên 948 ca bệnh mới và 26 người tử vong vì virus SARS-CoV-2 trong 1 ngày qua. Myanmar đã trở thành là ổ dịch mới tại Đông Nam Á.

Chú thích ảnh
 Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Yangon, Myanmar, ngày 26/9/2020. Ảnh: THX/ TTXVN

Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 16.811 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 225 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 6.196 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 544.496 trường hợp.

Toàn khối đang chứng kiến những diễn biến dịch mới đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới. Trong 24 giờ qua, ASEAN có 6 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới.

Trong khi đó, Việt Nam, Brunei, Campuchia, Timor-Leste và Lào là những nước ASEAN không có thêm ca bệnh COVID-19 nào trong ngày 28/9. Tình hình dịch bệnh tại một số nước ASEAN, tạo điều kiện cho việc xúc tiến quá trình mở cửa trở lại và khôi phục hoạt động kinh tế xã hội.

Số liệu dịch COVID-19 tại khu vực ASEAN ngày 30/9:

Quốc gia Tổng số ca mắc Ca mắc mới Tổng số ca tử vong Ca tử vong mới Ca phục hồi
Philippines 311.694 +2.426 5.504 +58 253.488
Indonesia 287.008 +4.284 10.740 +139 214.947
Singapore 57.765 +23 27   57.488
Myanmar 13.373 +948 310 +26 3.755
Malaysia 11.224 +89 136 +2 9.967
Thái Lan 3.564 +5 59   3.374
Việt Nam 1.094   35   1.010
Campuchia 277       275
Brunei 146       142
Timor-Leste 28       28
Lào 23       22

Tại Malaysia, Bộ Y tế nước này ngày 30/9 ghi nhận 89 ca nhiễm mới, trong đó 86 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca nhiễm trên cả nước lên 11.224 ca.

Với 2 ca tử vong mới, tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Malaysia tăng lên 136 ca. Hiện tổng số người được xuất viện tại Malaysia là 9.967 người.

Chú thích ảnh
Buôn bán tại một khu chợ ở thủ đô Viêng Chăn của Lào trong mùa đại dịch COVID-19. Ảnh: npr

Tại Lào, Bộ Y tế Lào kêu gọi các nhà chức trách và người dân nước này duy trì sự thận trọng, đồng thời tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch COVID-19.

Tuyên bố ngày 30/9 của Bộ Y tế Lào nêu rõ các nhà chức trách và người dân trên cả nước cần phải duy trì cảnh giác và tiếp tục tuân thủ các biện pháp mà Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 đưa ra. Bộ này cũng khuyến cáo người dân thích nghi với trạng thái bình thường mới nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Người dân cần tránh ra khỏi nhà vì những lý do không cần thiết, đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc đến những nơi có nguy cơ lây nhiễm, tránh sử dụng phương tiện giao thông công cộng, rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Bộ Y tế Lào cũng yêu cầu người dân thực hiện giãn cách xã hội, giữ khoảng cách từ 1-2 mét, tránh sử dụng chung đồ dùng cá nhân và thay quần áo khi về nhà.

Chú thích ảnh
 Nhân viên hàng không đeo khẩu trang, mặc trang phục bảo hộ phòng lây nhiễm COVID-19 tại sân bay ở Manila,Philippines. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 30/9, Cơ quan Viện trợ nước ngoài của Hàn Quốc (KOICA) cùng ngày thông báo sẽ hỗ trợ 18 triệu USD cho một cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách việc thực thi các dự án phát triển nhằm cung cấp các trang thiết bị vật tư y tế liên quan đến COVID-19 và phân phát cho các nước đang phát triển ở Đông Nam Á và châu Phi.

KOICA cho biết đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) với Văn phòng Các dịch vụ dự án của LHQ (UNOPS) nhằm tham gia chương trình hỗ trợ khẩn cấp của cơ quan này cho các nước đang phát triển bị ảnh hưởng của dịch và đang rất cần các nguồn cung y tế.

Theo MOU, số tiền trên sẽ được chi cho việc hỗ trợn các bộ xét nghiệm PCR, máy trợ thở và các thiết bị bảo hộ như khẩu trang... đến 7 quốc gia gồm Indonesia, Campuchia, Việt Nam, Lào, Myanmar, Uzbekistan và Ethiopia - và Trung tâm Phòng và kiểm soát dịch châu Phi.

Thanh Tuấn/Báo Tin tức
Mỹ Latinh là khu vực khó kiểm soát COVID-19 nhất trên thế giới
Mỹ Latinh là khu vực khó kiểm soát COVID-19 nhất trên thế giới

Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, gần 7 tháng kể từ khi đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát tại Mỹ Latinh, khu vực này đang là nơi bị tác động và khó kiểm soát nhất dịch bệnh chết người trên, khi chiếm tới 33,8% số ca tử vong và 27% số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN