Dự luật Anh rời EU đối mặt với nguy cơ bị trì hoãn

Dự luật Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, tiếp tục gặp trở ngại khi một trong số người tiền nhiệm của Thủ tướng Theresa May lên tiếng chỉ trích Chính phủ Anh tô vẽ một viễn cảnh quá lạc quan về Brexit, đồng thời nhấn mạnh đã đến lúc chấm dứt lên án những ý kiến phản đối dự luật này.

Cựu Thủ tướng Anh John Major.

Phát biểu tại Viện Nghiên cứu quốc tế Hoàng gia Anh Chattam House, cựu Thủ tướng Anh John Major thuộc đảng Bảo thủ, cho rằng Chính phủ của Thủ tướng May không trung thực. Ông cảnh báo những người ủng hộ dự luật Brexit sẽ phải chịu hậu quả từ kế hoạch của bà May rút Anh khỏi thị trường chung châu Âu. 

Ông cũng bày tỏ quan ngại khi người dân Anh bị hướng tới một tương lai "có vẻ như quá lạc quan và không có thực". Cựu Thủ tướng Major cũng phê phán cách tiếp cận trong đàm phán với lãnh đạo các nước EU, cho rằng bà May cần khôn khéo hơn để đảm bảo lợi ích của nước Anh. 

Thủ tướng May đang đứng trước áp lực phải có được sự phê chuẩn nhanh chóng của Quốc hội Anh do đã cam kết với các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ kích hoạt Điều khoản 50 - thủ tục pháp lý khởi động tiến trình đàm phán 2 năm về Brexit vào cuối tháng 3 tới. 

Trước đó, London cũng đã tìm cách tự kích hoạt điều khoản này mà không thông qua Quốc hội. Tuy nhiên, sau đó, Tòa án Tối cao Anh đã ra phán quyết buộc Chính phủ của bà May phải nhận được sự phê chuẩn của Quốc hội. Hôm 1/2, dự luật Brexit về kích hoạt Điều khoản 50 của Hiệp ước Lisbon đã được thông qua tại Hạ viện Anh. 

Theo kế hoạch, dự luật Brexit sẽ được bỏ phiếu để thông qua tại Thượng viện vào ngày 1/3 và 7/3. Tuy nhiên, trong vòng bỏ phiếu ngày 1/3, nhiều khả năng các nghị sĩ tại Thượng viện sẽ yêu cầu Thủ tướng May sửa đổi văn kiện này để đảm bảo quyền lợi của hơn 3 triệu công dân EU đang sinh sống tại Anh. Nếu yêu cầu này thành công, dự luật Brexit mới sẽ cần được Hạ viện thông qua trước khi được trình lên Thượng viện một lần nữa. Tiến trình kéo dài này sẽ khiến quỹ thời gian bà May kích hoạt tiến trình Brexit càng eo hẹp. 

Trước sự chia rẽ từ trong chính nội bộ nước Anh cùng với điều kiện đàm phán khắt khe để đảm bảo quyền lợi giữa các bên, cuộc đàm phán rời EU của Anh, dự kiến kéo dài khoảng 2 năm, được dự báo sẽ là một trong những cuộc đàm phán khó khăn và phức tạp nhất trong lịch sử hình thành EU.

TTXVN/Tin Tức
Lo ngại Brexit, nhiều doanh nghiệp muốn chuyển một phần khỏi Anh
Lo ngại Brexit, nhiều doanh nghiệp muốn chuyển một phần khỏi Anh

Khoảng 30% các công ty sản xuất muốn chuyển một phần việc làm ra khỏi nước Anh do lo ngại về việc Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit). Điều này có thể sẽ gây bất ổn cho nền kinh tế của Anh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN