Đức trục xuất hơn 10.000 người tị nạn từ đầu năm 2015

Số liệu mới công bố của các cơ quan liên bang và các bang của Đức cho thấy số người bị từ chối đơn xin tị nạn và bị trục xuất khỏi Đức từ đầu năm 2015 đến hết tháng 8/2015 đã vượt quá 10.000 người, bằng mức của cả năm 2014.


Dòng người di cư chen nhau lên tàu tại nhà ga Keleti ở Budapest ngày 10/9. Ảnh: AFP/TTXVN


Hiện nhiều bang tại Đức đang lên kế hoạch trong các tuần và tháng tới sẽ tiến hành các đợt trục xuất hàng loạt tiếp theo, đặc biệt là trục xuất những người tị nạn đến từ các nước vùng Balkan. Bang Hessen ở miền Trung nước Đức dự kiến sẽ triển khai 19 chuyến bay chở người bị trục xuất trở lại các nước xuất phát điểm. Trong khi đó, bang Nordrhein-Westfalen ở phía Tây nước Đức cũng đã có các kế hoạch và lịch trình cụ thể để trục xuất những người tị nạn đến từ Serbia, Macedonia và Kosovo.

Giám đốc Cục Di trú và Nhập cư liên bang (BAMF), ông Manfred Schmidt cho biết từ nay đến cuối năm 2015, BAMF sẽ xem xét đưa ra quyết định đối với 75.000 đơn xin tị nạn của những người đến từ các nước Tây Balkan, trong đó chắc chắn sẽ chỉ có một số ít được tiếp nhận. Ông Schmidt cũng khẳng định các trường hợp bị bác đơn xin tị nạn sẽ phải rời khỏi Đức trong thời gian sớm nhất.

Chính phủ liên bang Đức hiện đang đẩy nhanh quá trình xét duyệt các đơn xin tị nạn, trong đó những người tới từ các nước Tây Balkan gần như không có triển vọng được ở lại Đức. Nhiều người trong số họ cũng đã tự nguyện quay trở lại đất nước của mình. Tính trong 6 tháng đầu năm 2015, con số người tự nguyện này là 12.600 người, trong đó 85% là người vùng Balkan.

TN
Mỹ sẽ tiếp nhận 10.000 người tị nạn Syria
Mỹ sẽ tiếp nhận 10.000 người tị nạn Syria

Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 10/9 đã yêu cầu các cơ quan liên bang chuẩn bị tiếp nhận 10.000 người tị nạn Syria trong năm tài khóa 2016 trong bối cảnh có nhiều chỉ trích rằng nước Mỹ hành động chưa đủ mạnh để giải quyết cuộc khủng hoảng di cư hiện nay.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN