Tại thủ đô Algiers, lực lượng cảnh sát đã được triển khai để ngăn cản những người biểu tình tụ tập trước Bưu điện Trung tâm, một điểm biểu tình quen thuộc ở trung tâm thủ đô. Từ khu vực Bưu điện, dòng người biểu tình đã diễu hành qua các cơ quan chính quyền của Algiers như Tòa án, Quốc hội. Đụng độ giữa lực lượng cảnh sát và sinh viên đã xảy ra khi đoàn người biểu tình di chuyển đến Dinh Chính phủ, trụ sở làm việc của Thủ tướng và Bộ Nội vụ.
Kể từ khi Tổng thống Bouteflika từ chức hôm 2/4, sau 20 năm nắm quyền dưới sức ép của quân đội và làn sóng phản đối của dân chúng, Tổng tham mưu trưởng quân đội Algiers Ahmed Gaïd Salah trở thành người quyền lực thực chất nhất tại quốc gia này. Ông đã kêu gọi người dân Algiers đoàn kết cùng quân đội, tiến hành bầu cử vào ngày 4/7 theo ấn định của Quốc hội nước này, cũng như chấp nhận hệ thống đại diện chính quyền được áp dụng dưới thời nắm quyền của ông Bouteflika.
Trước đó, ngày 19/5, phát biểu trong một chuyến thị sát, Tướng Salad khẳng định việc tổ chức cuộc bầu cử sẽ giúp ngăn chặn "khoảng trống Hiến pháp" cũng như ngăn chặn các kế hoạch của những kẻ lợi dụng các hoạt động biểu tình để đưa ra các yêu cầu phi lý.
Theo một số phương tiện truyền thông Algeria, bao gồm cả hãng thông tấn nhà nước Algeria (APS), bên cạnh cuộc biểu tình tại thủ đô nước này, các cuộc biểu tình của sinh viên cũng diễn ra ở hàng chục trường đại học trên cả nước, trong đó bao gồm cả Oran và Constantine, hai thành phố lớn thứ 2 và 3 ba của Algiers.