EU nêu lý do Nga không cắt nguồn cung năng lượng cho châu Âu

Bất chấp các lệnh trừng phạt cứng rắn từ phương Tây, Nga vẫn cần bán năng lượng cho châu Âu để đảm bảo nguồn thu ngoại tệ. 

Theo trang tin châu Âu Euractiv.com ngày 28/3, Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell đã bác bỏ viễn cảnh Nga cắt nguồn cung cấp dầu và khí đốt cho châu Âu để trả đũa phương Tây.

Chú thích ảnh
Đại diện cấp cao về đối ngoại của EU Josep Borrell. Ảnh: Laprensalatina.com

Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn tại Diễn đàn Doha, ông Borrell cho rằng Nga cần bán dầu và khí đốt của mình.

Nhà ngoại giao hàng đầu EU lưu ý rằng Moskva cần nguồn thu tài chính lớn từ việc bán nhiên liệu hóa thạch, bởi vì các lệnh trừng phạt đã phong tỏa tài sản mà Ngân hàng Trung ương Nga gửi trong các ngân hàng Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.

Ông Borrell cũng thừa nhận rằng Moskva vẫn có nhiều tài sản khác ở Trung Quốc và ở các quốc gia khác mà phương Tây không thể can thiệp. Ông Borrell nói: “Nhưng chúng tôi đã phong tỏa một phần rất quan trọng dự trữ ngoại hối của Nga".

Ông Borrell nhấn mạnh rằng trong khi phương Tây muốn cô lập Nga bằng cách cắt giảm nhập khẩu dầu và khí đốt từ nước này, các lệnh trừng phạt kinh tế của họ đã khiến giá năng lượng tăng mạnh, đang ảnh hưởng nặng nề đến người tiêu dùng châu Âu.

Ông Borrell cũng chỉ ra rằng Mỹ sẽ dễ dàng hơn trong việc cấm nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga vì họ nhập khẩu rất ít, trong khi các nước châu Âu nhập khẩu rất nhiều.

Theo ông Borrell, các nước EU đang phối hợp để tìm ra một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột ở Ukraine, bởi vì tất cả các cuộc chiến tranh phải kết thúc càng sớm càng tốt, với lệnh ngừng bắn trước và sau đó là thỏa thuận hòa bình.

“Những việc này được thực hiện một cách bí mật và vẫn có những kênh để đạt được lệnh ngừng bắn càng sớm càng tốt để chấm dứt sự đau khổ của người dân Ukraine”, nhà ngoại giao EU kết luận.

Công Thuận/Báo Tin tức
Nga xử lý nguồn dầu mỏ dư thừa như thế nào?
Nga xử lý nguồn dầu mỏ dư thừa như thế nào?

Ngày 22/2, hai ngày trước khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, một tàu chở dầu mang cờ Đức rời cảng Primorsk (Nga), chở theo 33.000 tấn dầu diesel. Nhưng con tàu đã không thể giao hàng thành công.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN