Các cuộc tiếp xúc trước đó bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) diễn ra tại Osaka, Nhật Bản không loại bỏ được bế tắc.
Giới quan sát cho rằng chưa chắc cuộc họp kéo dài đến sáng 1/7 này đủ thời gian để các lãnh đạo đi đến nhất trí trong việc đề cử các chức danh chủ chốt trong tương lại của liên minh.
Trước đó, nhiều hy vọng cho rằng các cuộc họp bên lề tại Osaka trong các ngày 28-29/6 có thể giải quyết vấn đề với sự gặp gỡ của một số nhà lãnh đạo quốc gia và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk. Tại G20, cuộc gặp có sự tham gia của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và các thủ tướng Đức, Italy, Tây Ban Nha và Hà Lan đã đảm bảo đại diện cho ba nhóm đảng lớn tại Nghị viện châu Âu (gồm Đảng Nhân dân châu Âu (EPP), Xã hội và Dân chủ (S&D) và Tự do (ALDE) - được tính đến sẽ chia sẻ các vị trí chủ chốt. Nhiều cuộc điện đàm kết nối giữa các thành phố châu Âu và Osaka đã được thực hiện nhưng vẫn chưa đạt được bất cứ sự thống nhất nào.
Các ứng cử viên cho 4 vị trí cao nhất gồm Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Chủ tịch Nghị viện châu Âu và Đại diện cấp cao phục trách về chính sách an ninh và đối ngoại EU, vẫn đang bị treo hoặc bị chặn bởi quan điểm khác nhau của những người có quyền ra quyết định. Trong số 28 lãnh đạo EU, có 9 người thuộc EPP, 8 của S&D và 6 của ALDE.
Tại hội nghị thượng đỉnh EU ngày 20/6, các nhà lãnh đạo đã tuyên bố rằng 3 ứng cử viên hàng đầu được các đảng của mình đề cử là Manfred Weber thuộc EPP, Frans Timmermans thuộc S&D và Margrethe Vestager của ALDE, đã bị loại khỏi cuộc đua. Nhưng đến tuần này, những cái tên trên lại vẫn được nhắc đến. Hiện có hai kịch bản được tính đến trong tình huống hiện nay. Thứ nhất là giải pháp thay thế cho ứng cử viên Manfred Weber của EPP và giải pháp Frans Timmermans, người đang gây sức ép, sẽ có thể có được chức chủ tịch của Ủy ban.