G-7 họp tại Brussels thay cho thượng đỉnh G-8 tại Sochi

Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G-7) đã hoan nghênh sự ủng hộ của Nga đối với quyết định cử phái bộ Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đến giám sát tình hình Ukraine, đồng thời kêu gọi giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine bằng con đường đối thoại.

Đó là tuyên bố chung của cuộc họp không chính thức diễn ra ngày 24/3 của Nhóm G-7 do Mỹ chủ trì bên lề Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ ba tại La Haye (Hà Lan).

Nhân danh G-7 cùng với Ủy ban châu Âu và Hội đồng châu Âu, tuyên bố đưa ra một loạt những kêu gọi đối với Nga liên quan đến giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine, cũng như đưa ra các bước đi tiếp theo của G-7 nhằm hỗ trợ quốc gia Đông Âu này.

Nguyên thủ các nước G7 và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy (trái, trước), Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso (phải, trước). Ảnh: AFP/TTXVN


Ngoài việc tái khẳng định không công nhận cuộc trưng cầu dân ý về gia nhập LB Nga của bán đảo Crimea (Crưm), đe dọa gia tăng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga, G-7 tuyên bố dừng tham gia vào nhóm G-8 (gồm G-7 và Nga) do không có thủ tục khai trừ quốc gia này khỏi nhóm.

Trong khuôn khổ phiên họp, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman van Rompuy cho biết các nhà lãnh đạo nhóm đã thống nhất sẽ không tham gia Hội nghị thượng đỉnh của G-8 dự kiến diễn ra vào tháng 6/2014 tại Sochi (Nga) và chuyển địa điểm tổ chức Hội nghị G-7 (không có Nga) sang Brussels (Bỉ) vào cùng thời gian.


Cuộc họp của các nhà lãnh đạo G-7 (gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ) đã diễn ra tại dinh thự của Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte ở La Haye, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân.


TTXVN/Tin tức

Châu Á không tham gia 'chiến dịch' trừng phạt Nga
Châu Á không tham gia 'chiến dịch' trừng phạt Nga

Ở châu Á, không nước nào tỏ ý tham gia mặt trận chống Nga đang được thành lập một cách vội vàng dưới lá cờ của Mỹ và EU.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN