Gần 6 triệu người ở New Delhi có thể đã mắc COVID-19

Theo cuộc khảo sát công bố ngày 20/8, gần 30% dân số ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ có thể đã nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 mà không có biểu hiện nhiễm bệnh. Kết quả cuộc khảo sát này đã làm lấy lên hoài nghi về số ca nhiễm mà nước này chính thức công bố. 

Chú thích ảnh
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN

Phát biểu tại cuộc họp báo, người phụ trách về y tế của thành phố New Delhi, Satyendra Jain cho biết cuộc khảo sát được thực hiện trong tuần đầu tiên của tháng 8, dựa trên xét nghiệm mẫu máu của 15.000 người dân thành phố để phát hiện kháng thể đối với virus SARS-CoV-2. Kết quả cho thấy 5,8 triệu người dân thành phố (chiếm 29,1% trong tổng số 20 triệu dân ở New Delhi) có kháng thể đối với virus SARS-CoV-2, đồng nghĩa họ đã nhiễm bệnh và đã khỏi bệnh. 

Thủ đô New Delhi đến nay đã ghi nhận tổng cộng 140.767 ca mắc COVID-19 trong tổng số 2,84 triệu ca ở Ấn Độ. 

Kết quả này cũng tương tự kết quả trong cuộc khảo sát hồi tháng 6-tháng 7, theo đó, 23% người dân ở New Delhi đã nhiễm virus SARS-CoV-2. 

Trong khi đó, kết quả các cuộc khảo sát được thực hiện gần đây ở các thành phố khác của Ấn Độ cho thấy có nhiều người mắc COVID-19 hơn so với con số công bố chính thức. Ví dụ, tại thành phố Pune, miền Tây Ấn Độ, 51,1%  người được xét nghiệm có kháng thể trong máu. Tại các khu ổ chuột ở thành phố Mumbai, 57% những người được xét nghiệm đã mắc COVID-19, cao hơn nhiều so với con số chính thức. Trong khi đó, tại thành phố Hyderabad, xét nghiệm nước thải cho thấy khoảng 6,6% trong tổng số trên 9 triệu cư dân thành phố có thể đã mắc COVID-19, cũng cao hơn nhiều so với con số chính thức. 

Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng các xét nghiệm kháng thể nên được thực hiện một cách cẩn trọng bởi có thể liên quan tới virus corona chủng khác, không phải virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.

* Cùng ngày, Chính phủ Philippines đang khuyến khích người dân chuyển sang đi bộ và đạp xe trong hoạt động đi lại vào thời gian diễn ra dịch COVID-19 và thậm chí sau khi dịch bệnh kết thúc, nhằm giải quyết tình trạng hạn chế hoạt động của các dịch vụ giao thông công cộng và khuyến khích lối sống tích cực hơn, nhất là trong giai đoạn áp đặt lệnh phong tỏa. 

Sắc lệnh hành chính được các Bộ, ngành của Philippines như Y tế, Giao thông, Nội vụ và Công trình công cộng, công bố ngày 20/8 nêu rõ: "Do mối đe dọa của dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra, điều cấp bách là các hình thức đi lại tích cực dành cho người đi làm bằng vé tháng trên các phương tiện công cộng, như đi bộ và đạp xe, cần được khuyến khích để họ có thể đến nơi làm việc một cách toàn". 

Sắc lệnh cũng kêu gọi các cơ quan chính phủ trung ương và các chính quyền địa phương xây dựng các làn đường dành cho người đi xe đạp và người đi bộ, các cơ sở hạ tầng hỗ trợ như nơi để xe đạp và phòng thay đồ.

Hiện Philippines vẫn đang áp đặt các hạn chế ở các cấp độ khác nhau nhằm hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19. Kể từ khi nước này áp đặt lệnh phong tỏa hồi giữa tháng 3, hệ thống giao thông công cộng ở nước này đã bị hạn chế hoạt động.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng ủng hộ hình thức đi lại bằng đi bộ và đạp xe nhằm hạn chế chạm xúc cơ thể trong nỗ lực phòng chống dịch COVID-19.

Minh Châu  (TTXVN)
COVID-19 hết 20/8 tại ASEAN: Singapore dập xong ổ dịch lao động nhập cư; Thái Lan phủ nhận làn sóng thứ 2
COVID-19 hết 20/8 tại ASEAN: Singapore dập xong ổ dịch lao động nhập cư; Thái Lan phủ nhận làn sóng thứ 2

Theo trang thống kê worldometers.info, tính tới hết ngày 20/8, số người mắc COVID-19 tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là 395.827, trong đó 9.545 người tử vong. Singapore đã xử lý thành công ổ dịch ở khu nhà của người lao động nhập cư.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN