Cố vấn Orban nhận định Nga sẽ vẫn trụ vững bất chấp các lệnh trừng phạt, trong khi châu Âu sẽ chịu thiệt hại về mặt kinh tế. Theo ông, việc càng áp đặt nhiều lệnh trừng phạt thì càng khiến EU lâm vào tình trạng tồi tệ hơn. Do đó, ông đề xuất giải pháp đàm phán, ngừng bắn và ngoại giao hòa bình.
Trước đó, ngày 22/6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng lệnh trừng phạt nhằm vào Nga không chỉ gây tổn hại cho tất cả các bên liên quan mà còn tác động đến cả thế giới.
Từ vài tháng qua, EU cùng với các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản và Australia đã áp đặt nhiều gói trừng phạt đối với các doanh nghiệp, ngân hàng và cá nhân Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine.
Ngày 20/6, quyền Bộ trưởng Ngoại giao Estonia Andres Sutt cho biết ngoại trưởng các nước thành viên EU sẽ thảo luận về gói trừng phạt thứ 7 nhằm vào Nga tại cuộc họp ở Luxembourg. Theo ông Sutt, gói hạn chế mới sẽ ảnh hưởng đến lĩnh vực năng lượng.