Theo đài Sputnik (Nga), một quan chức cấp cao giấu tên của Iran mới đây tiết lộ rằng nước này sẽ ngừng làm giàu urani lên 20%, nếu Mỹ dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt được áp đặt dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump và được Chính quyền Tổng thống Biden giữ nguyên.
Quan chức Iran cho biết “việc làm giàu uranium 20% là phù hợp với điều 36 của Kế hoạch Hành động Toàn diện chung (JCPOA) và hoạt động này chỉ ngừng lại nếu Mỹ dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt”.
“Chính quyền Biden đang mất thời gian, và nếu không sớm dỡ bỏ lệnh trừng phạt, Iran sẽ thực hiện các bước tiếp theo, tức là sẽ cắt giảm nhiều hơn nữa các cam kết của mình đối với thỏa thuận hạt nhân”, quan chức giấu tên nói.
Hồi tháng 1, Quốc hội Iran tuyên bố nước này đã vượt mục tiêu sản xuất 17kg urani làm giàu ở mức 20 tại cơ sở hạt nhân Fordow% trong vòng chưa đầu một tháng. Con số này vượt mốc thời gian sản xuất dự kiến, với mục tiêu sản xuất 120kg urani làm giàu ở mức 20% mỗi năm.
Hôm 29/3, một nguồn tin giấu tên cho biết Mỹ đang tìm cách đưa ra một đề xuất mới yêu cầu Iran nới lỏng các hoạt động hạt nhân để đổi lấy việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Theo đó, đề xuất chưa được chính quyền ông Biden xác nhận yêu cầu Iran ngừng sử dụng các máy ly tâm tiên tiến và ngừng làm giàu urani đến độ tinh khiết 20%, cùng với các nỗ lực khác.
Một quan chức cấp cao của Chính quyền ông Biden cho biết họ sẽ không nêu chi tiết về các cuộc thảo luận dẫn đến đề xuất, nhưng khẳng định rằng “chúng tôi sẵn sàng theo đuổi việc quay trở lại thỏa thuận chung với Iran”.
Các biện pháp trừng phạt đối với Iran đã đặt nước này vào tình thế khó khăn trong nhiều năm qua.
Mahmoud Jarafi, Phó Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Iran, cho biết nhà máy điện hạt nhân Bushehr "đang đối mặt với nguy cơ phải đóng cửa" do Mỹ áp đặt các biện pháp hạn chế giao dịch ngân hàng.
“Do các lệnh trừng phạt của Mỹ, chúng tôi đã gặp vấn đề với việc chuyển khoản ngân hàng và nếu không tìm ra giải pháp, chúng tôi thậm chí sẽ buộc phải vận hành nhà máy điện hạt nhân duy nhất của nước này, ông nói.
Bushehr là nhà máy điện hạt nhân hoạt động theo một phần của chương trình hạt nhân chung giữa Iran và Nga.
Moscow cho rằng việc sử dụng năng lượng hạt nhân này phục vụ các mục đích dân sự ở Iran, nhưng các lệnh trừng phạt của Mỹ đã đẩy nước này vào cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Iran từ lâu vẫn khẳng định chương trình hạt nhân của họ là vì mục đích hòa bình chứ không phải nhằm chế tạo bom.
Đề xuất của chính quyền ông Biden dự kiến sẽ được đưa ra trong tuần này, tạo tiền đề cho các cuộc đàm phán trong tương lai giữa Mỹ và Iran. Tuy nhiên, việc thiếu các mối quan hệ ngoại giao chắc chắn sẽ là một những trở ngại lớn nhất trong việc tiến tới các cuộc đàm phán hạt nhân.
Iran vẫn đi đầu trong việc chế tạo năng lượng hạt nhân. Gần đây, nước này đã thúc đẩy một thỏa thuận hợp tác 25 năm, bao gồm nhiều khoản đầu tư vớiTrung Quốc vào các lĩnh vực quan trọng. Theo giới chuyên gia, thỏa thuận này chắc chắn sẽ gặp phải phản ứng từ phía Mỹ.