Ngày 14/5, tờ New York Times ra thông báo: Nữ Tổng biên tập đầu tiên của tờ báo, bà Jill Abramson đã bị sa thải. Thay thế Abramson là thư ký tòa soạn Dean Baquet, 57 tuổi, từng là biên tập viên tờ Los Angeles Times. Sự việc trên đã thu hút được sự chú ý của truyền thông quốc tế. Tuy nhiên, ẩn sau động thái này còn là vấn đề đáng lưu tâm hơn: Đó là sự mất niềm tin của độc giả vào tờ báo này, do những biên tập viên đã hành xử theo “yêu cầu của chính phủ”.Một báo cáo nội bộ 96 trang của New York Times (NYT) rò rỉ ra bên ngoài cho thấy, tờ báo danh giá này “đã bị hủy hoại chủ yếu bởi văn hóa dệt chuyện”, do một nhóm các biên tập viên “không biết cách hòa nhập với báo web và truyền thông xã hội”.
Nữ tổng biên tập New York Times vừa bị mất chức Jill Abramson. Ảnh: NYT |
Báo cáo nội bộ rò rỉ này không phải là bằng chứng duy nhất cho thấy mối liên kết giữa NYT với chính giới. Từ những lời báo cáo dối trá “nổi tiếng” liên quan đến “vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq”, cho đến những chiến dịch tuyên truyền thêu dệt bài Nga gần đây liên quan đến khủng hoảng Ukraine, NYT đã bị gắn với biệt hiệu công cụ truyền thông của nhà nước.
Báo mất đi một lượng độc giả, vì không còn duy trì được niềm tin của công chúng. Cựu phóng viên Daniel Simpson, người rời khỏi NYT hồi năm 2012, đã tiết lộ rằng, tờ báo này là “loa tuyên truyền” cho tầng lớp tinh hoa cai trị, vì suy nghĩ của các nhân chóp bu trong tòa soạn cũng y hệt như những gì mà giới cầm quyền quyền nghĩ.
Hồi tháng 1 vừa qua, tờ New York Observer đã tiến hành phỏng vấn hơn hai chục phóng viên, cựu phóng viên làm việc cho NYT. Đa số những người được hỏi đều cho rằng “Quý bà áo xám” (Biệt danh cao quý của NYT) ngày một tệ hơn. Một người giấu tên cho biết: “Tôi nghĩ đa phần các phóng viên đều không đánh giá cao những người biên tập và độc giả thì họ cũng không còn tôn trọng trang xã luận của báo. Các biên tập viên là những người đần và đó là lỗi lầm”.
Uy tín của NYT xuống dốc, do không duy trì được niềm tin của độc giả. |
Nhìn rộng ra, niềm tin vào sự chính xác của thông tin trên truyền thông đại chúng đã giảm sút nhiều. Một điều tra do Viện Gallup tiến hành mới đây cho thấy, chỉ có 23% khán giả Mỹ tin vào tin tức của các định chế truyền hình. Từ tháng 11/2012-11/2013, kênh MSNBC đã mất đi một nửa lượng khán giả. Gã khổng lồ CNN cũng chịu sự sụt giảm 48% trong khoảng thời gian cùng kì.
Lý giải về xu hướng này, nhà báo Glenn Greenward, người nổi tiếng với vụ phanh phui các tiết lộ của “kẻ đào tẩu” Edward Snowden cho rằng: Truyền thông truyền thống đang trở nên “trung tính, lạc hậu, ít sức sống” do các phóng viên chỉ cố đi minh họa, cổ vũ cho “các tuyên bố của chính phủ”. Đó là lý do mà báo chí truyền thống đang mất dần các độc giả vào tay các hình thức truyền thông mới, nhất là truyền thông xã hội, với đặc tính năng động, đi đến cùng sự thật, sẵn sàng đi ngược lại quan điểm của chính quyền nếu như nó đối lập với lợi ích của công chúng…
Hoài Thanh (Inforwar)