Theo dự báo của BoE ngày 7/5 vừa qua, tăng trưởng kinh tế Anh trong năm 2020 có thể giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 300 năm qua, sau khi chính phủ áp đặt biện pháp phong tỏa nhằm khống chế sự lây lan của dịch COVID-19. Dù chưa thể chắc chắn về triển vọng kinh tế, BoE cho rằng nền kinh tế "xứ sở xương mù" có thể trở lại quy mô như trước đại dịch COVID-19 trong 6 tháng cuối năm 2021.
Theo ông Ramsen, các vấn đề liên quan đến việc đưa lãi suất xuống mức âm khá phức tạp, cần cân nhắc kỹ càng và vẫn còn nhiều dư địa để BoE triển khai chương trình thu mua trái phiếu chính phủ quy mô lớn. Ông cho rằng ngoài những tác động kinh tế dài hạn do các doanh nghiệp cắt giảm đầu tư mà BoE đã chỉ ra, vẫn còn nhiều yếu tố đáng lo ngại khác. Theo đó, một số doanh nghiệp có thể phải thu nhỏ quy mô vĩnh viễn hoặc đóng cửa vì không đủ sức trụ lại sau COVID-19. Tỷ lệ thất nghiệp cao kéo dài cũng đe dọa tới nền kinh tế Anh ngay cả khi thị trường lao động nước này mạnh hơn dự đoán sau các cú sốc kinh tế gần đây.
Tuy vậy, Phó Thống đốc Ramsden cho rằng BoE có thể đã quá bi quan khi dự báo tăng trưởng kinh tế Anh có thể giảm tới 25% trong quý II/2020. Nếu nhìn vào một số chỉ dấu kinh tế của Anh và một số nước khác cũng như cách thức phản ứng của những nước này tới cuối đợt phong tỏa, có thể thấy sự sụt giảm kinh tế trong quý II/2020 có thể không nghiêm trọng như dự báo trong tháng 5.
Theo kế hoạch, Ủy ban Chính sách Tiền tệ của BoE sẽ nhóm họp trở lại vào tháng tới. Phần lớn các nhà kinh tế đều dự báo trong cuộc họp này, Ủy ban Chính sách Tiền tệ sẽ "bơm" thêm tiền vào chương trình thu mua trái phiếu, hầu hết do chính phủ phát hành. BoE đã cam kết tăng số tiền mua trái phiếu từ 200 tỷ bảng (243 tỷ USD) hồi tháng 3 lên mức 645 tỷ bảng (785 tỷ bảng).
Thống kê cho thấy, tính riêng trong tháng 4 vừa qua, Chính phủ Anh đã phải vay mượn tới 62,1 tỷ bảng (75,8 tỷ USD), chỉ thấp hơn chút ít so với tổng vay mượn trong tài khóa 2019-2020. Vay mượn của Chính phủ Anh trong tháng 3 cũng được điều chỉnh tăng mạnh, tới gần 15 tng ỷ bảkhi chính phủ bắt đầu thực thi các chương trình bảo vệ việc làm khẩn cấp và giảm doanh thu từ thuế. Điều này khiến nợ công của Anh tăng vọt, chiếm tới gần 98% GDP.
Cũng trong tháng 4 vừa qua, chi tiêu của chính phủ tăng tới 54% lên mức trên 109 tỷ bảng trong khi nguồn thu lại giảm khoảng 26% xuống còn 45,6 tỷ bảng. Doanh thu bán lẻ cũng giảm kỷ lục, tới 18%, trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động mạnh tới nước này.