Hội chứng “ngón chân COVID-19” dường như là một tác dụng phụ khi cơ thể chuyển sang chế độ phản ứng tấn công lại virus SARS-CoV-2.
Nhóm nhà nghiên cứu tại Đại học Paris (Pháp) cho biết họ đã xác định chính xác các phần của hệ miễn dịch dường như có liên quan đến hội chứng trên. Phát hiện này có thể hỗ trợ trong công tác điều trị cho bệnh nhân.
“Ngón chân COVID-19” có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, song thường gặp ở trẻ em và thanh, thiếu niên nhiều hơn. Vùng da bị ảnh hưởng, thường là ngón chân song đôi khi ở cả ngón tay, sẽ chuyển màu đỏ hoặc tím bầm. Đối với một số người, chúng gây đau đớn và ngứa ngáy, kèm theo phồng rộp hoặc chảy mủ giống như bệnh cước.
Triệu chứng này thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Những người gặp phải lại không xuất hiện các triệu chứng điển hình của COVID-19 như ho dai dẳng, sốt cao, mất vị giác.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Da liễu Anh chỉ ra hai phần trong hệ miễn dịch có thể là nguyên nhân gây ra “ngón chân COVID-19”. Cả hai đều liên quan đến các cơ chế mà cơ thể sử dụng để chống lại virus SARS-CoV-2.
Một là protein kháng virus được gọi là interferon loại 1 và phần còn lại là một loại kháng thể bị tấn công nhầm vào các tế bào và mô của chính người đó. Phần tế bào dẫn các mạch máu nhỏ cung cấp cho vùng da bị ảnh hưởng cũng có liên quan.
Hội chứng này thường tự biến mất, nhưng nếu bệnh nhân quá đau đớn, họ sẽ cần bôi thêm kem và uống thuốc.
Tiến sĩ Veronique Bataille, chuyên gia tư vấn kiêm phát ngôn viên của Tổ chức Da liễu Anh, cho biết “ngón chân COVID-19” xuất hiện nhiều ở giai đoạn đầu của đại và ít gặp hơn trong các đợt bùng phát hiện tại do biến thể Delta gây ra.
Theo bà Bataille, điều này có thể là do hiện nay có nhiều người đã được tiêm chủng hoặc có kháng thể với COVID-19 sau khi nhiễm virus trước đó.
Điều đó có thể là do nhiều người được chủng ngừa hơn hoặc có một số biện pháp bảo vệ chống lại Covid khỏi các bệnh nhiễm trùng trong quá khứ.