Mỹ, Đức: Vẫn còn lối thoát giải quyết khủng hoảng Ukraine

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc điện đàm ngày 18/3 đã chỉ trích Nga trong vấn đề Crimea (Crưm), song cho rằng vẫn còn "một lối thoát sáng sủa" để giải quyết cuộc khủng hoảng thông qua con đường ngoại giao.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải), Chủ tịch Quốc hội Crimea Vladimir Konstantionov (giữa), Thủ tướng Crimea Sergei Aksyonov (trái) ký hiệp ước về sáp nhập CH tự trị Crimea vào Liên bang Nga, tại Moskva ngày 18/3. Ảnh: AFP/TTXVN


Ông Obama và bà Merkel nhất trí rằng cuộc trưng cầu dân ý về quyết định ly khai khỏi Ukraine diễn ra ở Crimea hôm 16/3 đã vi phạm hiến pháp Ukraine và luật pháp quốc tế.

Trong một tuyên bố do Nhà Trắng công bố tối 18/3, Mỹ và Đức đã cảnh báo "sẽ có những cái giá phải trả" cho những hành động của Nga, đồng thời nhất trí tầm quan trọng của việc cử ngay lập tức các giám sát viên quốc tế thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu cũng như Liên hợp quốc tới miền Nam và miền Đông Ukraine.

Tuy nhiên, cả Berlin và Washington đều cho rằng có khả năng sẽ tiến hành các cuộc đàm phán nhằm xoa dịu tình hình. Họ nhất trí tiếp tục làm rõ với Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng vẫn còn một lối đi để giải quyết cuộc khủng hoảng thông qua biện pháp ngoại giao, theo hướng chú trọng tới các lợi ích của cả Nga và người dân Ukraine.

Cuộc điện đàm của 2 nhà lãnh đạo Đức - Mỹ diễn ra sau khi Tổng thống Putin ký một hiệp ước tuyên bố khu vực Crimea bên bờ Biển Đen là một phần lãnh thổ Nga, trong khi Ukraine cảnh báo cuộc khủng hoảng hiện nay đã bước sang "giai đoạn quân sự" sau khi có binh sĩ của cả 2 bên thiệt mạng.

Trong một diễn biến khác, Tổng thống Moldova Nicolae Timofti ngày 18/3 bày tỏ quan ngại các phần tử ly khai ở miền đông nước này có thể sẽ đề nghị Nga công nhận khu vực ly khai Trans-Dniester của họ, sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ký hiệp ước sáp nhập vùng lãnh thổ Crimea vào Nga.

Theo Tổng thống Timofti, Trans-Dniester, một dải đất nhỏ nằm giữa Moldova và phía tây Ukraine, có thể sẽ đề nghị được trở thành một phần của Liên bang Nga, song ông bác tin nói rằng lời đề nghị này đã được đưa ra.

Trans-Dniester ly khai khỏi Moldova từ năm 1990 và Nga có 1.500 quân đồn trú tại đây, song Moskva không công nhận khu vực này và từng tuyên bố tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Moldova.

Dự kiến, Tổng thống Timofti sẽ có cuộc gặp người đồng cấp Romania Traian Basescu trong ngày 19/3. Hôm 17/3, Tổng thống Basescu cho biết ông chắc rằng Nga chủ trương tái lập Liên Xô trước đây và Moldova là một ưu tiên.


T.N (Theo AP)
Ukraine cho binh lính tại Crimea sử dụng vũ khí tự vệ
Ukraine cho binh lính tại Crimea sử dụng vũ khí tự vệ

Cơ quan báo chí của Tổng thống lâm thời Ukraine tuyên bố nước này đã ra lệnh cho phép binh sĩ nước này tại bán đảo Crimea (Crưm) được sử dụng vũ khí để tự vệ sau khi xảy ra vụ tấn công nhằm vào căn cứ quân sự của Ukraine tại Crimea, khiến một binh sỹ thiệt mạng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN