Mỹ, EU đồng loạt gia tăng trừng phạt chống Nga

Bộ Thương mại Mỹ hôm 2/9 đã bổ sung 29 công ty vào danh sách cấm vận. Đây đều là những doanh nghiệp trực thuộc những các công ty Nga đang thuộc diện bị Washington trừng phạt.

Tuyên bố của Văn phòng Công nghiệp và Công thương Bộ Thương mại Mỹ nói rằng những thực thể này bị liệt vào danh sách vì “vi phạm luật phấp quốc tế, kích thích xung đột ở miền Đông Ukraine”. Theo đó, việc bổ sung này là để bảo đảm tính hiệu quả của các lệnh cấm vận hiện hành nhằm vào Nga. Những cái tên mới này phần lớn đều là những công ty con trực thuộ các doanh nghiệp, tập đoàn của Nga bị Mỹ áp cấm vận với những tên tuổi lớn như Tập đoàn dầu lửa Rosneft, hãng sản xuất vũ khí Kalashnikov và 6 cảng ở Crimea.

Cấm vận, trừng phạt là đòn tấn công của Mỹ và phương Tây nhằm vào Nga. Ảnh: Reuters


Động thái này được xem là bước đi thắt chặt các đòn trừng phạt mà Nhà Trắng dựng lên sau sự kiện Crimea sáp nhập vào Nga hồi tháng 3/2014, không để các công ty Nga lách các khe hở thông qua mạng lưới công ty con, chi nhánh đại diện ở nước ngoài. Những “mục tiêu mới” mà Mỹ hướng tới đợt này có cả những thực thể đăng ký kinh doanh ở Crimea, Ukraine, Thụy Sĩ, đảo, Cyprus và đảo British Virgin.

Cùng lúc, tại cuộc họp hoom 2/9, các quan chức cấp cao Liên minh châu Âu (EU) cũng quyết định sẽ gia hạn các lệnh cấm vận nhằm vào những cá nhân người Nga, lực lượng đòi độc lập ở miền Đông. EU hiện áp danh sách áp trừng phạt đối với 150 quan chức, doanh nhân và 37 công ty thuộc Nga hoặc là có liên quan đến phong trào ly khai ở miền Đông Ukraine. Lệnh cấm vận (theo lịch hết hiệu lực vào ngày 15/9 tới) sẽ được gia hạn thêm 6 tháng, tới tháng 3/2016. Nguồn tin ngoại giao EU cho biết, giới chức 28 nước thành viên sẽ ký thông qua quyết định này tại cuộc họp dự kiến diễn ra vào ngày 14/9. Trước đó, cấm vận nhằm vào các công ty năng lượng, vũ khí, ngân hàng của Nga cũng được Mỹ và EU gia hạn đến tháng 1/2016.

Nga đã có phản ứng mạnh mẽ trước hành động gia tăng trừng phạt này của Mỹ. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh, động thái mới của Washington là bất hợp pháp, “không chỉ phản ánh sự sai lệch của chính quyền Mỹ trong việc đánh giá tình hình hiện tại ở Ukraine, mà nó còn cho thấy một đường hướng cố hữu bám rễ sâu vào giới lãnh đạo cầm quyền Mỹ cốt chỉ để phá hoại những nền tảng cho quan hệ Nga - Mỹ… Chúng tôi muốn nhấn mạnh một điều: Mỹ không nên giữ mãi ảo tưởng rằng có thể tiếp tục chính sách này mà không phải gánh chịu những hệ quả tiêu cực cho chính mình. Chúng tôi sẽ có hành động đáp trả”.

Bao vây trừng phạt được xem là đòn tấn công chủ chốt của Mỹ và phương Tây nhằm vào Nga liên quan đến khủng hoảng ở Ukraine. Washington và Brussels đều nhiều lần tuyên bố, cấm vận chống Moskva sẽ được dỡ bỏ khi Thỏa thuận Minsk về chấm dứt xung đột ở miền Đông Ukraine gắn với phần “trách nhiệm” của Nga. Một số quan chức Nga nhìn nhận, đây chỉ là cách nói “hoa mỹ” của phương Tây và trừng phạt sẽ vẫn giữ nguyên với mục tiêu đẩy Nga lâm vào khốn khó, tạo tiền đề kích động tư tưởng chống đối, bất mãn trong nước từ đó gây chia rẽ, sụp đổ dần dần từ bên trong. Thủ tướng Dmitry Medvedev từng cảnh báo không nên ảo tưởng vào việc phương Tây sớm dỡ bỏ cấm vận chống Nga, đồng thời kêu gọi người dân sẵn sàng đối mặt với một đợt khủng hoảng trong ngắn hạn.

Hoài Thanh (Theo Ibtimes, WP)
EU gia hạn hỗ trợ nông dân thiệt hại bởi Nga cấm vận trả đũa
EU gia hạn hỗ trợ nông dân thiệt hại bởi Nga cấm vận trả đũa

EC đã quyết định gia hạn các biện pháp hỗ trợ người trồng rau quả châu Âu cho tới cuối tháng 6/2016.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN