Nga, Ấn Độ, Iran xem xét mở tuyến giao thông quốc tế thay thế kênh đào Suez

Nga, Ấn Độ và Iran dự kiến sẽ sớm thảo luận việc khởi động hành lang vận tải quốc tế “Bắc-Nam” thay thế kênh đào Suez hiện nay. Vấn đề này sẽ được đưa ra tại cuộc gặp lãnh đạo ba nước trong tháng 11 này.

Chú thích ảnh
Kênh đào Suez Ảnh: reuters.com

Phóng viên TTXVN tại Moskva dẫn kênh truyền hình Press TV, cho biết tuyến vận tải mới gồm cả đường sắt và đường thủy, có tổng chiều dài 7.200 km, phục vụ dòng hàng hóa từ Ấn Độ đến vùng ven vịnh Pécxích của Iran, để từ đây hàng hóa đi tiếp đến bờ biển Caspi, đến cảng Astrakhan của Nga rồi được chuyên chở bằng đường sắt vào châu Âu.

Theo ước tính ban đầu, chi phí vận chuyển qua hành lang mới này sẽ rẻ hơn, thời gian vận chuyển ngắn hơn so với qua kênh đào Suez khoảng 30-40%. Một chuyến hàng vận chuyển từ thành phố Mumbai của Ấn Độ theo hành lang “Bắc-Nam” sẽ đến Moskva sớm hơn 20 ngày so với vận chuyển qua kênh đào Suez. Dự tính, mỗi năm hành lang vận tải mới sẽ phục vụ từ 20-30 triệu tấn hàng hóa.

Tâm Hằng (TTXVN)
Kênh đào Suez mới – tham vọng lớn của Ai Cập
Kênh đào Suez mới – tham vọng lớn của Ai Cập

Bất chấp sự quảng bá rầm rộ của chính quyền, nhiều chuyên gia quan ngại hiệu quả kinh tế tương lai của kênh đào Suez mới, khi dự án được thực hiện đúng vào lúc niền tin trong ngành vận tải biển trên thế giới đang xuống khá thấp.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN