Nhà ngoại giao này nêu rõ: "Chúng tôi nhận ra rằng việc dựa vào EU trong các lĩnh vực chiến lược của nền kinh tế, trong ngành công nghiệp quân sự, mong đợi các nguồn cung cấp công nghệ và linh kiện từ các quốc gia có thể áp đặt lệnh trừng phạt chống lại chúng tôi trong một đêm đơn giản là không thể chấp nhận được đối với một cường quốc như Nga".
Ông Lavrov nhắc lại rằng trước đây Nga và EU đã có các doanh nghiệp chung, đặc biệt là cùng sản xuất thiết bị quân sự với Ukraine và các nước Baltic. Ngoại trưởng Lavrov nói: "Chúng tôi đã có sự hợp tác như vậy nhưng bây giờ nó đã trở thành lịch sử. Chúng tôi sẽ sẵn sàng nối lại nó nhưng không có gì đảm bảo rằng trong một giai đoạn mới hợp tác, một số doanh nghiệp bài Nga từ EU sẽ không muốn trừng phạt chúng tôi, họ sẽ không yêu cầu các biện pháp trừng phạt mới".
Hồi tháng 7 năm nay, EU đã kéo dài các biện pháp trừng phạt kinh tế đã áp đặt với Nga từ năm 2014 vì cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Lệnh trừng phạt được gia hạn thêm 6 tháng, đến cuối tháng 1/2022. Các lệnh trừng phạt này nhắm vào các lĩnh vực ngân hàng, năng lượng và quốc phòng chủ chốt của Nga.