Nghị sĩ 'diều hâu' tăng sức ép tấn công Syria

Nếu Quốc hội Mỹ không thông qua hành động quân sự nhằm vào Syria thì quyết định này sẽ gây ra hậu quả tàn khốc. Đây là lời cảnh báo của hai nghị sĩ Cộng hòa hàng đầu, John McCain và Lindsey Graham, đưa ra nhằm gây sức ép về một cuộc tấn công chống lại Damascus sau khi hai ông có buổi họp với Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Theo nghị sĩ McCain, người từ lâu ủng hộ mạnh mẽ hành động can thiệp quân sự vào Syria, cho rằng uy tín của Washington thậm chí của chính Tổng thống Obama sẽ bị tổn hại nghiêm trọng nếu Quốc hội lưỡng viện Mỹ bỏ phiếu phản đối kế hoạch tấn công trừng phạt Chính quyền Tổng thống Syria Bashar al Assad. Chính khách này còn nhấn mạnh Nhà Trắng cần thể hiện mạnh mẽ hơn nữa lập trường can thiệp quân sự vào Syria.

Các chuyên gia vũ khí LHQ điều tra tại địa điểm được cho là đã xảy ra vụ tấn công bằng khí độc tại Ghouta, ngoại ô Damascus. Ảnh: AFP/TTXVN


Trong khi đó, nghị sĩ Granham khẳng định rằng nói "không" với hành động quân sự nhằm vào Syria chính là thông điệp gửi đến Iran, đồng minh thân cận của Damascus, rằng Chính phủ Mỹ không quan tâm đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước CH Hồi giáo này. Không chỉ gây sức ép đối với những đồng nghiệp phe Cộng hòa có ý định bỏ phiếu chống, hai nghị sĩ trên còn cho rằng quy mô kế hoạch tấn công Syria cần phải được mở rộng và đề cập đến kịch bản cho giai đoạn hậu Al Assad tại Syria, cho rằng Washington nên sẵn sàng một kế hoạch cho lực lượng đối lập tại nước này.

Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại London, Thủ tướng Anh David Cameron đang đối mặt với sức ép ngày càng gia tăng khi yêu cầu ông phải tiếp tục thuyết phục Hạ viện bỏ phiếu lại về vấn đề Syria, mở đường cho hành động can thiệp quân sự vào quốc gia Trung Đông này, sau khi Mỹ trì hoãn kế hoạch không kích. Tuy nhiên, giới chức Chính phủ Anh vẫn lên tiếng bác bỏ khả năng Thủ tướng Cameron đề nghị Hạ viện bỏ phiếu lại.

Ngày 2/9, cựu lãnh đạo của đảng Bảo thủ Howard, cựu Ngoại trưởng ông Malcolm Rifkind và cựu lãnh đạo của đảng Dân chủ Tự do Ashdown đã yêu cầu bỏ phiếu lại về vấn đề Syria. Theo ông Rifkind, người đang giữ chức Chủ tịch Ủy ban An ninh và tình báo Hạ viện (ISC), tình hình hiện đã có những chuyển biến đáng kể và chính các bằng chứng "đang khiến sức ép gia tăng từng ngày". Trong bài viết cùng ngày đăng trên nhật báo "Telegraph", Thị trưởng London Boris Johnson cũng cho rằng Chính phủ Anh nên đưa ra kế hoạch can thiệp quân sự thêm một lần nữa.

Nội bộ Công đảng đối lập cũng xuất hiện nhiều ý kiến phản đối cách tiếp cận của thủ lĩnh Ed Miliband trong vấn đề Syria. Ông Jim Murphy, người được coi là Bộ trưởng Quốc phòng trong "nội các bóng tối" đối lập, đã trở thành nhân vật cao cấp đầu tiên của Công đảng thừa nhận rằng hành động giáng trả cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria tháng trước là điều không còn phải hoài nghi.

Mặc dù vậy, Bộ trưởng Tài chính George Osborne và Ngoại trưởng William Hague - hai quan chức cấp cao của đảng Bảo thủ cầm quyền, đã bác bỏ khả năng bỏ phiếu lại về vấn đề Syria, khẳng định Quốc hội Anh đã bày tỏ quan điểm chính thức của mình. Ông Osborne nói: "Một số nghị sỹ của đảng Bảo thủ và đảng Dân chủ Tự do đã bày tỏ sự quan ngại về hành động can thiệp quân sự. Vì thế, tôi không nghĩ rằng báo cáo của Liên hợp quốc, hay bất cứ điều gì, có thể tạo ra sự khác biệt". Ông Hague cũng đưa ra hàng loạt điều kiện trước khi cân nhắc khả năng bỏ phiếu lại, trong đó điều kiện tiên quyết là sự hợp tác của ông Miliband.


TTXVN/Tin tức
Ba lý do khiến Mỹ quyết đánh Syria
Ba lý do khiến Mỹ quyết đánh Syria

Bất chấp việc một số quốc gia phương Tây, trong đó có Anh, hoặc đã quyết định không tham gia vào một cuộc can thiệp quân sự chống Syria, hoặc đang có ý ngãng ra, song Mỹ vẫn quyết thực tiến hành hoạt động này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN