Bên cạnh đó, một bộ phận người dân cũng cảm thấy bất an trước nguy cơ thiếu khí đốt trong mùa Đông và có 35% số người được hỏi cho biết đã phải tự mua máy sưởi hoặc lò sưởi để giữ ấm trong nhà, phòng trường hợp nguồn cung khí đốt cho các hộ gia đình bị cắt giữa thời tiết giá lạnh.
Phóng viên TTXVN tại Đức dẫn kết quả khảo sát của kênh RTL/NTV công bố ngày 4/10 cho biết khủng hoảng năng lượng đang rình rập và lạm phát cao đang là những vấn đề khiến người dân Đức hết sức lo lắng. Có tới 87% những người được khảo sát cảm thấy gánh nặng đặc biệt do giá điện, giá khí đốt hoặc dầu sưởi tăng cao. Trong khi đó, 78% số ý kiến cho biết họ bị ảnh hưởng nặng nề do giá thực phẩm cao hơn.
Cũng theo khảo sát, có 2/3 số người được hỏi (%) cho rằng giá xăng dầu cao hơn đã tác động đặc biệt tiêu cực đến gia đình họ. Một nửa số người dân Đức (51%) cũng nhận thấy những ảnh hưởng rất tiêu cực từ việc thua lỗ trong các khoản đầu tư tài chính và sụt giảm tài sản.
Giá cả cao hơn đã tạo gánh nặng trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống, nhất là đối với những người có thu nhập thấp. 45% số ý kiến cho biết chi phí mua sắm trong gia đình tăng lên và 41% nói giá dịch vụ cao hơn là gánh nặng đối với chính gia đình họ. Khoảng 1/3 người được khảo sát nói rằng giá cao hơn trong thực phẩm (33%) hay quần áo và dày dép (29%) là gánh nặng đối với gia đình họ.
Theo khảo sát, 58% số người Đức tin rằng sau khi Nga ngừng cung cấp khí đốt hoàn toàn cho Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu vẫn có thể thu được đủ khí đốt từ các nguồn khác để đáp ứng nhu cầu của các hộ gia đình tư nhân cũng như nền kinh tế. Chỉ có 36%, chủ yếu là người ở khu vực Đông Đức (51%) và những người ủng hộ đảng cực hữu Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD, 60%) - lo sợ điều này khó có thể thực hiện, khiến nguồn cung khí đốt bị gián đoạn. Đối với nguồn điện, người dân Đức có vẻ an tâm hơn về nguồn cung khi có 66% số ý kiến tin rằng nguồn cung điện ở Đức sẽ luôn được đảm bảo trong những tháng tới, trong khi 31% cho biết nguồn cung điện có thể tạm thời bị gián đoạn.
Để phòng trường hợp nguồn cung năng lượng bị ảnh hưởng, 1/3 số người Đức (35%) được hỏi cho biết đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa trong trường hợp nguồn cung cấp cho hộ gia đình bị gián đoạn, chẳng hạn như bằng cách mua lò sưởi điện, bếp củi hoặc hoặc vật dụng/thiết bị tương tự. Trong khi đó vẫn có 65% số ý kiến cho biết họ vẫn chưa thực hiện bất kỳ biện pháp đề phòng nào đối với việc nguồn cung năng lượng có thể bị gián đoạn.
Hiện đại đa số người dân Đức được hỏi (%) ủng hộ việc vận hành cả 3 nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động, dù theo kế hoạch ban đầu sẽ ngừng hoạt động vào cuối năm nay, để sản xuất điện cho đến năm 2024. Con số này cao hơn nhiều so với mức chỉ 10% ghi nhận được hồi đầu tháng 9.