Trên mạng xã hội Weibo, một số “bí kíp trốn việc” được chia sẻ rộng rãi như uống nhiều nước để vào nhà vệ sinh nhiều, dành thời gian trong đó dùng điện thoại chơi điện tử, lên mạng xã hội…
Tờ Guardian (Anh) đánh giá thanh niên Trung Quốc đang kháng cự văn hóa làm việc quá tải bằng triết lý về sự lười biếng có tên gọi “cá cảm động” xuất phát từ ý tưởng “thừa nước đục thả câu” với khủng hoảng dịch COVID-19 khiến các nhà quản lý lơ là giám sát nhân viên.
Tác giả của thuật ngữ miêu tả “cá cảm động” là một thái độ sống chú trọng hiện tại và thư giãn. Xu hướng lười biếng tại chỗ làm này ghi dấu thay đổi văn hóa trong thế hệ trẻ Trung Quốc.
Một tài khoản Weibo chia sẻ lý do quyết định theo phong trào lười biếng: “Nguyên nhân cơ bản để tôi làm việc này là bởi tôi sẽ không bao giờ được thăng chức ở công ty chỉ bằng năng lực và làm việc chăm chỉ”.
Phong trào “cá cảm động” tuy được coi là mang tính châm biếm nhưng đằng sau diễn biến này là vấn đề nhức nhối tại Trung Quốc. Thông tin về cái chết của nhiều người lao động do làm việc quá sức là hồi chuông cảnh tỉnh đối với mức độ nguy hiểm của văn hóa làm việc 996 tại Trung Quốc.
Gần đây nhất, vào tháng 12/2019, một nhân viên 23 tuổi của công ty thương mại điện tử Pinduoduo đã tử vong sau khi làm việc quá nửa đêm. Pinduoduo đã xác nhận thông tin vào đầu tháng 1. Tuy chưa thể khẳng định cái chết của cô gái này liên quan đến làm việc quá sức nhưng Pinduoduo vấp phải nhiều chỉ trích về đặt áp lực với nhân viên. Vào đầu tháng 1, một kỹ sư của Pinduoduo đã tự tử.
Nhiều công ty công nghệ Trung Quốc cũng khuyến khích “996”. Tờ The Wall Street Journal cho biết một nhân viên của Tencent từng chia sẻ: “Chúng tôi dành hầu hết cuối tuần trong văn phòng. Cơ thể chúng tôi đều trong tình trạng quá tải vì làm việc trong thời gian dài”.
Trong khi đó, luật lao động tại Trung Quốc chỉ đề xuất làm việc 8 tiếng/ngày và 44 giờ/tuần.
“Cha đẻ” Alibaba là Jack Ma và nhà sáng lập JD.com Lưu Cường Đông đều ca ngợi hình thức làm việc “996”. Tỷ phú Jack Ma vào tháng 4/2019 nói rằng làm thêm giờ và lao động 72 tiếng/tuần đối với nhân viên trẻ là “may mắn lớn”.
Năm 2019, một lãnh đạo của Huawei nói rằng đã đề nghị nhân viên công ty làm việc cả sau 10 giờ tối. Nhiều hãng truyền thông nhà nước như Tân Hoa xã và Nhân dân Nhật báo đã lên tiếng chỉ trích phát biểu này.