Nhật Bản tìm cách ‘thoát Trung Quốc’ trong chiến lược an ninh kinh tế mới

Thiếu hụt nguồn cung thiết bị y tế buộc Nhật Bản phải suy tính lại về chuỗi cung hàng hóa.

Chú thích ảnh
Một nhà máy sản xuất robot của hãng Kawasaki tại tỉnh Hyogo. Dây truyền sản xuất các loại robot này phần lớn đã dịch chuyển tới Trung Quốc. Ảnh: Nikkei Asian Rivew

Trong cuộc điện đàm ngày 8/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trấn an Thủ tướng Shinzo Abe rằng Mỹ có thể cung cấp máy thở cho Nhật Bản vào bất kỳ thời điểm nào. Mỹ đã bắt tay vào sản xuất hàng loạt đối với mặt hàng này và thành công trong việc giảm chi phí. 

Với ông Abe, đây là thông tin tốt lành. Nhật Bản đang phải vật lộn để gia tăng sản xuất máy thở trong nội địa. Lệ thuộc vào Trung Quốc đối với phần lớn khẩu trang đã khiến Nhật Bản không thể đáp ứng nhu cầu trong nước cầu tăng vọt, buộc hãng chế tạo điện tử như Sharp phải nhảy sang sảng xuất mặt hàng này. 

Những sự thiếu hụt như vậy đã tiếp thêm động lực cho thảo luận kéo dài bấy lâu Tokyo về rút sản xuất khỏi Trung Quốc. Khi khủng hoảng COVID-19 làm nổi bật nguy cơ an ninh kinh tế hơn bao giờ hết, Chính phủ Nhật Bản đã bắt tay hành động. 

Trong tháng 4, Nội các Nhật Bản đã thông qua gói trợ cấp trị giá 2,3 tỉ USD giành cho các doanh nghiệp chuyển sản xuất từ đại lục về trong nước, chiếm khoảng 2/3 chi phí cho dịch chuyển sản xuất. 

Chính sách này đã nhận được sự ủng hộ hào hứng từ Mỹ. Trên tài khoản mạng xã hội Twitter, Thượng nghị sĩ Tom Cotton cho rằng đây là thời điểm để “tẩy chay” Trung Quốc và xây dựng các nhà máy ở Mỹ. Cựu Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Nikkei Haley nhìn nhận, Mỹ cần coi dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc là một ưu tiên. 

Dù chỉ chiếm chưa đến 1% trong gói kích thích kinh tế tổng thể của Nhật Bản, nhưng khoản trợ cấp này rõ ràng đã khiến Trung Quốc giật mình. Không chỉ gây sức ép đòi giới chức Nhật Bản giải thích lý do thực hiện biện pháp này, Bắc Kinh còn thăm dò các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Trung Quốc xem họ có ý định dời khỏi Trung Quốc hay không. 

Chính phủ Nhật Bản hiển nhiên mong muốn không lặp lại vụ khủng hoảng nguồn cung ứng khẩu trang. Số tiền 2,3 tỉ USD trợ cấp không đủ để tạo ra một cú dịch chuyển có ý nghĩa thực sự. Nhưng việc tranh luận lại được tiếp thêm sinh khí, khi Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga trong buổi trả lời phỏng vấn tờ Asia Nikkei Review nhấn mạnh sự cần thiết phải có được tự lực lớn hơn. 

“Hãy nhìn xem mặt hàng khẩu trang, 70-80% sản lượng được sản xuất tại Trung Quốc. Chúng ta phải tránh lệ thuộc quá nhiều vào một nước đối với các sản phẩm hay nguyên liệu. Cần dịch chuyển các cơ sở sản xuất các mặt hàng phục vụ đời sống thường ngày về nội địa”, ông Suga bày tỏ quan điểm.

Ông Suga là cánh tay phải của Thủ tướng Abe, một đồng minh chủ chốt trong nội các từ thời điểm ông lên nhậm chức Thủ tướng năm 2012. Những bình luận của ông phản ánh một xu hướng dài hạn hơn, không đơn thuần là phản ứng chính sách nhất thời. 

Hội đồng An ninh Quốc gia (ANQG) Nhật Bản trong tháng 4 đã thành lập tổ đặc trách kinh tế, đứng đầu là một quan chức cấp cao từ Bộ Kinh tế, Ngoại thương và Công nghiệp (METI) chuyển sang. Tổ sẽ đảm nhận trách nhiệm dự thảo một chiến lược cơ bản về an ninh kinh tế, hoàn tất trong năm nay. 

Trong tài liệu này, các mặt hàng dược phẩm và y tế dự kiến sẽ được liệt là hàng hóa chiến lược, sau khi rút ra bài học về thiếu hụt nguồn cung khẩu trang. Chiến lược cũng đề cập đến các giải pháp để thúc đẩy sản xuất trong nước, sử dụng các nhà cung ứng Nhật Bản.

Nhưng đó không phải là mối quan tâm duy nhất. Chính quyền Tổng thống Trump cuối tháng 4 ra quy định siết chặt xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc với các mặt hàng có thể được ứng dụng trong lĩnh vực quân sự, trong đó có thiết bị chế tạo chất bán dẫn, cảm biến. 

Xét đến việc đội đặc trách kinh tế Nhật Bản đang điều phối với các cơ quan của Mỹ, kể cả Hội đồng ANQG, biện pháp này có thể sẽ được định hình thành chính sách đối với chính quyền của Thủ tướng Abe. “Kiểm soát chặt chẽ xuất khẩu chíp điện tử có thể sẽ trở thành chủ đề trong tương lai”, một nguồn tin trong Chính phủ Nhật Bản tiết lộ. 

Bộ Tài chính Nhật Bản mới đây đã công bố danh sách 518 công ty trong khoảng 3.800 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán là thuộc diện có vai trò cốt lõi đối với ANQG. Những công ty này sẽ được áp dụng các quy định nghiêm ngặt về đầu tư nước ngoài có hiệu lực từ 8/5.

Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi của Nhật Bản đặt ra nhiều quy định mới đối với 12 lĩnh vực thiết yếu đối với ANQG, như dầu mỏ, đường sắt, dịch vụ công ích, vũ khí, không gian, năng lượng hạt nhân, hàng không, viễn thông và an ninh mạng. Các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần từ 1% trở lên tại các công ty Nhật Bản trong 12 lĩnh vực này phải được sàng lọc trước. Trước đây, qui định này chỉ áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần từ 10% trở lên.
 

Hoài Thanh/Báo Tin tức (Nikkei Asian Review, SCMP)
Nhật Bản phản đối tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải
Nhật Bản phản đối tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải

Ngày 11/5, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã chỉ trích việc tàu hải cảnh Trung Quốc liên tục xâm phạm vùng lãnh hải của Nhật Bản và truy đuổi tàu cá nước này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN