Điều này được thể hiện qua kết quả thăm dò của hãng quan hệ công chúng Edelman Trust Barometer năm 2018 đối với 28 nước công bố ngày 22/1.
Người dân Mỹ tuần hành phản đối Tổng thống Mỹ Donald Trump nhân một năm cầm quyền của ông ở Washington, DC ngày 20/1. Ảnh: UPI/YONHAP/TTXVN |
Theo kết quả thăm dò được thực hiện với sự tham gia của 33.000 người trả lời trực tuyến trong thời gian từ 13/10-16/11/2017, niềm tin của người dân Mỹ nói chung đối với các thể chế nói trên giảm 9 điểm còn 43%. Trong khi đó, niềm tin của giới trí thức Mỹ giảm tới 23 điểm, xuống còn 45% - mức thấp nhất trong 28 nước tham gia khảo sát. Trong đó, sự sụp đổ niềm tin của người dân Mỹ, xuất phát từ sự thiếu tin tưởng vào chính phủ nước này, đã giảm 14 điểm, xuống 33% trong toàn bộ dân chúng và giảm tới 30 điểm, còn 33% trong giới tri thức.
Niềm tin của công chúng Mỹ đối với các doanh nghiệp, tổ chức truyền thông và phi chính phủ cũng ghi nhận mức giảm từ 10 đến 20 điểm %. Mức giảm này gần như thu hẹp khoảng cách về niềm tin của dân chúng Mỹ nói chung và giới tri thức Mỹ nói riêng so với thời điểm 1 năm trước đó, vốn ghi nhận sự cách biệt lên tới 21 điểm %.
Cũng theo kết quả khảo sát nói trên, Trung Quốc đã nhận được sự tin tưởng của toàn bộ người dân nói chung và giới tri thức nói riêng của nước này. Niềm tin của dân chúng Trung Quốc đối với chính phủ nước này tăng 8 điểm, lên 84%, trong khi đó tỷ lệ này ở giới tri thức Trung Quốc là 89%, tăng 3 điểm so với 1 năm trước đó. Cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Singapore là 3 nước hàng đầu trong số 28 nước tham gia khảo sát ghi nhận sự tín nhiệm ngày càng tăng của dân chúng đối với chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức truyền thông và phi chính phủ của các nước này.
Kết quả khảo sát của Edelman Trust Barometer được công bố trong bối cảnh Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos 2018 đang diễn ra với sự tham gia đông đảo của các nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ, lãnh đạo các tổ chức quốc tế, các tập đoàn công nghiệp, tổ chức xã hội dân sự, các học giả và giới truyền thông, bàn về tình hình kinh tế thế giới và căng thẳng địa chính trị.