PV: Ông có thể cho chúng tôi biết thêm thông tin về chuyến hàng vaccine Pfizer đầu tiên đến Việt Nam vào tháng 7 không? Số lượng, thời hạn giao hàng cụ thể hơn cho lô hàng và cho các chuyến hàng tiếp theo? Ông có thể khẳng định rằng 31 triệu liều sẽ được chuyển đến Việt Nam trong năm 2021?
Đại diện Pfizer Việt Nam: Như đã thông báo, thỏa thuận của chúng tôi với Bộ Y tế Việt Nam để cung cấp 31 triệu liều vaccine COVID-19 mRNA (BNT162b2) - Comirnaty - sẽ được giao vào Quý 3 và Quý 4 năm 2021. Việc phân phối vaccine tại Việt Nam sẽ do Bộ Y tế quản lý. Pfizer vẫn tập trung vào sứ mệnh của mình là đưa vaccine đến Việt Nam sớm nhất có thể.
PV: Hiện tại, chính sách của hầu hết các nhà sản xuất /công ty sản xuất vaccine COVID-19, trong đó có Pfizer, là chỉ đàm phán cung cấp với các chính phủ trung ương và không thỏa thuận với các bên tư nhân. Còn về các cuộc đàm phán với chính quyền địa phương, ví dụ, với chính quyền thành phố Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội để có các thỏa thuận riêng biệt thì sao?
Đại diện Pfizer Việt Nam: Trong giai đoạn đại dịch, trên toàn thế giới, Pfizer sẽ chỉ cung cấp vaccine COVID-19 cho các chính phủ trung ương và các tổ chức siêu quốc gia để triển khai trong các chương trình tiêm chủng quốc gia.
Việc phân bổ liều lượng và kế hoạch thực hiện trong một quốc gia là quyết định của các chính phủ dựa trên hướng dẫn của cơ quan y tế có liên quan.
PV: Các lô vaccine dành cho Việt Nam có thể bị chuyển hướng đến một khu vực/quốc gia khác có những đợt bùng phát dữ dội hơn (nhu cầu khẩn cấp hơn Việt Nam) tùy thuộc vào đánh giá của Pfizer hay không?
Đại diện Pfizer Việt Nam: Chúng tôi đã ký thỏa thuận với Bộ Y tế Việt Nam để cung cấp 31 triệu liều vaccine COVID-19 mRNA (BNT162b2) - Comirnaty. Thỏa thuận này là một phần trong cam kết toàn cầu của chúng tôi nhằm giúp giải quyết đại dịch COVID-19. Chúng tôi tiếp tục cam kết với Chính phủ về việc cung cấp vắc xin Pfizer BioNTech Covid-19 để sử dụng trong nước.
PV: Pfizer đang sử dụng phương pháp định giá theo bậc cho các loại vaccine của mình, trong đó có vaccine COVID-19. Công ty xác định Việt Nam nằm trong nhóm thu nhập nào và việc phân loại đó sẽ đòi hỏi điều gì về mặt giá cả? Giám đốc điều hành của Pfizer Inc. được Bloomberg trích dẫn nói rằng một số quốc gia có thu nhập thấp và trung bình đã chọn không đặt hàng vaccine COVID-19 của công ty. Điều gì có thể là mối lo ngại đối với các quốc gia này? Liệu có phải vì vấn đề chi phí, thách thức trong việc bảo quản và vận chuyển vaccine dựa trên mRNA nói chung?
Đại diện Pfizer Việt Nam: Trọng tâm của chúng tôi luôn là nhanh chóng vận chuyển vaccine cho tất cả các quốc gia ngay từ khi bắt đầu chương trình phát triển vaccine. Chúng tôi đã liên hệ với các quốc gia ở mọi mức thu nhập trên toàn thế giới để đảm bảo các đơn đặt hàng chuẩn bị cho việc phân bổ.
Pfizer đã đề nghị cung cấp vaccine COVID-19 với giá “phi lợi nhuận” cho Việt Nam, cũng như cho tất cả các nước có thu nhập trung bình và thấp. Pfizer vẫn cam kết phân phối vắc xin Pfizer-BioNTech COVID-19 một cách công bằng và hợp lý. Chúng tôi có ý thức trách nhiệm sâu sắc trong việc giúp đảm bảo vaccine Pfizer-BioNTech COVID-19 được cung cấp rộng rãi và chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều, bất chấp rủi ro trong sản xuất, khi phục vụ người dân trên khắp thế giới.
Pfizer có khả năng cung cấp khoảng 3 tỷ liều vaccine Pfizer-BioNTech COVID-19 trên toàn thế giới vào cuối năm 2021. Vì điều này cùng nỗ lực không ngừng của chúng tôi để thúc đẩy sản xuất vaccine, chúng tôi đã cam kết cung cấp 2 tỷ liều cho các nước có thu nhập thấp và trung bình vào năm 2021 và 2022.
Tính đến ngày 9/6/2021, chúng tôi đã vận chuyển hơn 700 triệu liều vaccine Pfizer-BioNTech COVID-19 đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
PV: Vì sao giá vaccine không được công khai rộng rãi?
Đại diện Pfizer Việt Nam: Trong đại dịch, thay vì sử dụng phương pháp tiếp cận hiệu quả về chi phí truyền thống, chúng tôi đã định giá theo cách có thể giúp các chính phủ đảm bảo rằng có rất ít hoặc không có chi phí tự bỏ ra cho người dân của họ. Việc được tiếp cận rộng rãi với vaccine là rất quan trọng.
Chiến lược định giá của chúng tôi dựa trên nguyên tắc khối lượng, cam kết ứng trước, vốn chủ sở hữu và khả năng chi trả. Các nước có thu nhập thấp và trung bình chỉ phải trả mức giá không lợi nhuận.
Điều quan trọng cần lưu ý là chi phí sản xuất và phát triển vaccine COVID-19 của chúng tôi hoàn toàn do chúng tôi tự tài trợ và chúng tôi đã đầu tư hàng tỷ USD (và sẵn sàng tiếp tục chịu chi phí của tất cả các chi phí phát triển và sản xuất) trong một nỗ lực tìm giải pháp chấm dứt đại dịch này.
PV: Liệu hướng dẫn thay thế của Cơ quan Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) trong đó quy định rằng các lọ vaccine Pfizer mRNA COVID-19 có thể được bảo quản trong nhiệt độ tủ lạnh bình thường (2-8 độ C) trong vòng một tháng hoặc lâu hơn trước khi thu hồi là đủ điều kiện cho các quốc gia đang phát triển sử dụng vaccine mRNA hay chưa, thay vì chỉ dựa vào vaccine sử dụng công nghệ thông thường? Pfizer sẽ hỗ trợ Việt Nam về vận chuyển và lưu kho không, và nếu có thì theo hình thức nào?
Đại diện Pfizer Việt Nam: Chúng tôi đã phát triển các kế hoạch và công cụ hậu cần chi tiết để hỗ trợ việc vận chuyển, bảo quản vaccine cũng như theo dõi nhiệt độ liên tục hiệu quả. Hệ thống phân phối của chúng tôi được xây dựng trên một hệ thống linh hoạt kịp thời, qua đó vận chuyển các lọ thuốc đông lạnh đến điểm tiêm chủng. Chúng tôi đang tìm cách làm việc với các chính phủ để hỗ trợ phân phối cho các nhóm ưu tiên của họ và chúng tôi dự đoán rằng các điểm tiêm chủng sẽ khác nhau nhưng có thể bao gồm bệnh viện, phòng khám ngoại trú, địa điểm tiêm chủng cộng đồng và hiệu thuốc.
Pfizer đã xây dựng khả năng cung cấp vaccine COVID-19 của mình đến các điểm tiêm chủng cuối cùng bằng cách sử dụng các hộp vận chuyển được thiết kế đặc biệt. Sau khi một cơ sở sử dụng (POU) được bàn một hộp đựng vaccine, họ có nhiều lựa chọn để bảo quản:
• Tủ đông nhiệt độ cực thấp, được bán trên thị trường và có thể kéo dài thời hạn sử dụng lên đến 6 tháng.
• Các hộp nhiệt Pfizer có thể được sử dụng làm hộp lưu trữ tạm thời bằng cách đổ đầy đá khô vào 5 ngày/lần trong tối đa 30 ngày bảo quản.
• Các thiết bị làm lạnh và tủ đông thường có trong bệnh viện.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) hiện đã chấp việc các lọ vaccine Pfizer BioNTech bảo quản trong tối đa một tháng (31 ngày) ở 2-8 độ C - nhiệt độ tiêu chuẩn của tủ lạnh.
PV: Các loại vaccine mRNA như Pfizer và Moderna đang rất được mong đợi ở Việt Nam và các nước khác. Một số người dân cho biết họ muốn chờ nhãn hiệu vaccine ưa thích của họ thay vì có loại hiện có, ví dụ như AstraZeneca hiện đang chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động tiêm chủng của Việt Nam. Ông sẽ nói gì về tình huống này? Ngoài ra, một tác dụng phụ khác của xu hướng phân biệt vaccine này là vấn nạn hàng giả. Ông có thể cho chúng tôi biết tổng quan về dấu hiệu nhận biết vaccine thật và giả? Hội thảo trực tuyến gần đây của Pfizer và Cơ quan Điều tra An ninh Nội địa Mỹ với các đơn vị giám sát thị trường Việt Nam có đủ để đào tạo năng lực phát hiện sản phẩm giả không?
Đại diện Pfizer Việt Nam: Để giải quyết cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu, tất cả các thỏa thuận cung cấp vaccine COVID-19 hiện tại của chúng tôi đều là với các chính phủ quốc gia hoặc các tổ chức siêu quốc gia như COVAX.
Pfizer cam kết làm việc theo hướng tiếp cận công bằng để cung cấp cho tất cả mọi người quyền tiếp cận vaccine,
Các sản phẩm bất hợp pháp và giả mạo có thể gây ra những rủi ro thực sự về sức khỏe và tài chính cho những cá nhân vô tình mua những sản phẩm này. Sản phẩm làm giả tinh vi thường khó xác định đối với cả các chuyên gia y tế và công chúng. Vì vậy điều cần thiết là tất cả các loại vaccine và phương pháp điều trị - trong đó có cả những loại cho bệnh COVID-19 - phải được lấy từ các kênh phân phối hợp pháp và được ủy quyền.
Trên khắp thế giới, Pfizer và BioNTech đang hợp tác với các cơ quan chính phủ để phân phối vaccine một cách an toàn và hiệu quả.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech không có sẵn thông qua trung gian hoặc nhà phân phối tư nhân tại thời điểm này.
Ngoài ra, hiện tại không có vaccine COVID-19 hợp pháp nào do Pfizer sản xuất mà các cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân ở bất kỳ quốc gia nào cũng có thể mua được.
PV: Ông nghĩ gì về sự bất bình đẳng vaccine hiện nay? Ông có coi là một sự thất bại về đạo đức tập thể không? Pfizer đã làm gì để giải quyết vấn đề này?
Đại diện Pfizer Việt Nam: Pfizer cam kết nỗ lực hướng tới việc tiếp cận công bằng và hợp lý đối với vaccine COVID-19 cho mọi người trên khắp thế giới.
Chúng tôi tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các chính phủ trên toàn thế giới, để giải quyết các nhu cầu mà họ xác định và giúp mang vaccine này đến những người cần nó nhất.
Bộ Y tế Việt Nam ngày 12/6 đã cấp phép có điều kiện để sử dụng vaccine Pfizer trong trường hợp khẩn cấp, dựa trên các tài liệu do Công ty TNHH Pfizer Việt Nam đệ trình với dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả có sẵn cho đến ngày 28/5.
Các vaccine được phép nhập khẩu vào Việt Nam được sản xuất tại Pfizer Manufacturing Belgium NV (Bỉ) và BioNTech Manufacturing GmbH (Đức).
Trong khi công ty duy trì lịch trình giao hàng theo điều khoản thỏa thuận và được bảo mật”, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Trần Văn Thuấn ngày 28/6 cho biết Pfizer sẽ giao 3 triệu liều trong Quý 3 và 28 triệu liều trong Quý 4, với lô hàng đầu tiên dự kiến vào tuần đầu tiên của tháng 7. |