Phiến quân Syria không mang lại lợi ích cho Mỹ

Theo tướng Martin Dempsey, Chủ tịch tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Chính quyền Tổng thống Obama phản đối ngay cả một sự can thiệp có giới hạn vào cuộc xung đột ở Syria vì cho rằng quân nổi dậy chống chế độ Assad sẽ không hỗ trợ lợi ích của Mỹ nếu lực lượng này giành chính quyền ngay bây giờ.

Những chiến binh vũ trang đối lập Syria đang cố thủ trong ngôi nhà bị phá hủy một phần ở Deir al-Zor ngày 19/8. Ảnh: Reuters.


Trong thư gửi quốc hội Mỹ công bố ngày 21/8, ông Dempsey cho rằng chiến tranh Syria là cuộc chiến "bi thảm và phức tạp. Đó là một cuộc xung đột lâu dài đã ăn sâu bám rễ giữa nhiều phe phái và cuộc đấu tranh bất bạo động để tranh giành quyền lực sẽ tiếp tục sau khi chế độ Assad kết thúc. Do đó, chúng ta nên xem xét lựa chọn can thiệp quân sự có hạn chế trong bối cảnh này".

Bác bỏ thực tế về khả năng tấn công bằng tên lửa hành trình cũng như những lựa chọn khác mà quân đội Mỹ có thể tiến hành trên bộ, tướng Dempsey nói rằng quân đội Mỹ có thể dễ dàng vô hiệu hóa lực lượng không quân của Tổng thống Syria Assad, xoay chuyển cục diện hiện nay sang  thế có lợi cho lực lượng nổi dậy chống lại ông Assad tại quốc gia đã trải qua gần 3 năm nội chiến này. Nhưng hành động như vậy sẽ khiến Mỹ lún sâu vào một cuộc chiến khác tại thế giới Arập và chưa có một chiến lược nào cho hòa bình tại quốc gia bất ổn vì mâu thuẫn sắc tộc này.

"Chúng ta có thể tiêu diệt các lực lượng không quân của Tổng thống Syria. Tiêu hao lực lượng không quân sẽ khiến ông Assad không có khả năng tấn công lực lượng đối lập từ trên không, nhưng điều đó cũng dẫn đến sự leo thang và nguy cơ cam kết mạnh mẽ hơn nữa của Mỹ vào cuộc xung đột. Việc sử dụng lực lượng quân đội Mỹ có thể thay đổi cán cân quân sự nhưng không thể giải quyết các vấn đề dân tộc, tôn giáo, sắc tộc cơ bản và lịch sử đã thúc đẩy cuộc xung đột này", ông Dempsey viết.

Viên tướng cũng cho rằng: "Syria ngày nay không phải là lựa chọn giữa hai bên mà thay vào đó là sự chọn một trong rất nhiều phía. Bên mà chúng tôi lựa chọn phải sẵn sàng thúc đẩy lợi ích của họ cũng như lợi ích của Mỹ khi thế cân bằng chuyển sang thế có lợi cho họ”.

Những nhận xét bi quan của tướng Dempsey có lẽ sẽ khó lòng làm vui lòng ban lãnh đạo phe đối lập Syria và một vài thành viên trong chính quyền Mỹ đang vận động ủng hộ can thiệp vào Syria. Mặc dù tranh cãi và không ngừng tranh chấp nội bộ, một vài nhóm đối lập đã làm việc với Hoa Kỳ và những nước ủng hộ cuộc nổi dậy này ở châu Âu cũng như các quốc gia Arập khác để tìm cách tạo thành một phong trào liên minh dân chủ đa sắc tộc. Nhưng những nhóm sắc tộc này tất cả không phải là vấn đề quan tâm hỗ trợ của phương Tây.

Cho đến nay, cuộc xung đột Syria đã khiến hơn 100.000 người chết và tàn phá nền kinh tế, xã hội Syria một cách nặng nề. Lực lượng nổi dậy có quan hệ với al-Qaeda và các nhóm Hồi giáo cực đoan khác đang trỗi dậy và tiến hành một số cuộc tấn công đẫm máu. Cuộc chiến cũng đã khiến hàng triệu người chạy tị nạn sang các nước láng giềng và dẫn đến nguy cơ về một cuộc xung đột toàn diện lan rộng trong khu vực.



CT (Theo AP)



LHQ họp khẩn về cáo buộc vũ khí hóa học tại Syria
LHQ họp khẩn về cáo buộc vũ khí hóa học tại Syria

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 21/8 đã triệu tập phiên họp khẩn cấp sau khi có tin về một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ở gần thủ đô Damascus của Syria mà phe đối lập nước này cáo buộc do quân đội của Tổng thống Bashar al-Assad tiến hành, làm hơn 1.300 người thiệt mạng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN