Phương Tây tìm cách dọa Trung Á không hợp tác với Nga

Phương Tây, bao gồm Mỹ và Pháp, đang gây áp lực lên các quốc gia Trung Á để thận trọng khi chọn đối tác năng lượng hạt nhân, lo ngại ảnh hưởng gia tăng của Nga. Trong khi đó, Nga thúc đẩy các dự án điện hạt nhân và thủy điện trong khu vực. 

Chú thích ảnh
Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS

Sự phát triển của ngành năng lượng hạt nhân tại Trung Á đang làm gia tăng căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Phương Tây. Trong bối cảnh đó, những quốc gia như Uzbekistan và Kazakhstan trở thành điểm nóng của cuộc đối đầu này.

Lựa chọn đối tác và áp lực từ Phương Tây

Vừa đây, Đại sứ Mỹ tại Uzbekistan đã kêu gọi chính quyền nước này thận trọng trong việc chọn đối tác kỹ thuật cho nhà máy điện hạt nhân đang được xây dựng. Tương tự, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đã gửi tín hiệu tương tự tới Kazakhstan. Các thông điệp này nhấn mạnh mối quan ngại về ảnh hưởng gia tăng của Nga trong khu vực.

Theo tờ Nezavisimaya Gazeta (Nga), Nga và Mỹ đề xuất các chiến lược đối lập nhằm tác động đến các quốc gia Trung Á. Moskva đẩy mạnh việc xây dựng nhà máy thủy điện và điện hạt nhân, trong khi Mỹ và các đối tác Phương Tây khuyến khích sử dụng năng lượng xanh. Tuy nhiên, việc triển khai các dự án năng lượng xanh đòi hỏi nguồn đầu tư lớn, gây áp lực kinh tế đáng kể đối với các nước trong khu vực.

Alexander Vorobyov, Giám đốc Trung tâm Ngoại giao Công chúng và Phân tích Chính sách Toàn cầu, cho biết Mỹ đang tìm cách tăng cường ảnh hưởng ở Uzbekistan. Tuy nhiên, theo chuyên gia Vorobyov, Tashkent có lập trường thận trọng để bảo vệ lợi ích quốc gia. Các dự án điện hạt nhân đang triển khai ít có nguy cơ bị gián đoạn, do việc này sẽ gây hại lớn cho Uzbekistan.

Trong khi đó, chuyên gia Darya Rekeda từ Trung tâm Nghiên cứu Toàn diện Châu Âu và Quốc tế nhận định rằng việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đang trở thành vấn đề nóng ở Trung Á. Tại Uzbekistan, việc thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng đã kéo theo nhu cầu khẩn cấp về nhà máy điện hạt nhân. Tại Kazakhstan, cuộc trưng cầu dân ý đã ghi nhận sự ủng hộ từ người dân, nhưng việc chọn nhà thầu vẫn đang bỏ ngỏ do những nhạy cảm chính trị.

Chuyên gia Rekeda nêu quan điểm: "Nhiều quốc gia bên ngoài, bao gồm Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước Phương Tây, đã bảy tỏ mối quan tâm đến khu vực. Đối với Pháp, việc đảm bảo hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân đặc biệt quan trọng, vì Kazakhstan sở hữu trữ lượng uranium lớn nhất thế giới, mà Pháp lại phụ thuộc nhiều vào năng lượng hạt nhân".

Về phần mình, Mỹ tập trung vào việc đối phó ảnh hưởng gia tăng của Nga và Trung Quốc tại Trung Á. Theo chuyên gia Rekeda, Washington đang tìm cách tách Trung Á khỏi hai cường quốc này. Chiến lược này bao gồm việc tác động lên quyết định của các quốc gia trong khu vực và khuyến khích các dự án năng lượng thay thế.

Có thể thấy, các quốc gia Trung Á đang đối mặt với áp lực đầy từ các cường quốc khi định hình tương lai năng lượng của mình. Lựa chọn này không chỉ đơn thuần là một quả quyết kinh tế, mà còn mang tính chiến lược và địa chính trị rõ rệt.

Công Thuận/Báo Tin tức (Theo TASS)
Cách Nga vẫn nhận được vũ khí từ phương Tây bất chấp trừng phạt
Cách Nga vẫn nhận được vũ khí từ phương Tây bất chấp trừng phạt

Sau khi ngừng giao vũ khí trực tiếp đến Nga, các công ty từ Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng đáng kể các chuyến hàng đến Armenia, Gruzia, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Uzbekistan.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN