Theo trang The Week, sẽ rất dễ để người Mỹ tự mãn trước vụ chìm soái hạm của hạm đội Biển Đen Nga vừa qua. Cho dù con tàu bị người Ukraine tấn công, hay chìm vì một vụ nổ kho đạn trên tàu như lời giải thích từ Moskva, thì kết quả này cũng là cơ hội để truyền thông phương Tây đưa ra đánh giá thấp về Nga.
Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng, vụ việc cũng là lời cảnh báo với Mỹ, bởi hạm đội của Mỹ có thể dễ bị tổn thương hơn so với những đánh giá thông thường.
Trong vài năm nay, nhìn lại lại một số vụ va chạm riêng liên quan đến tàu USS John S. McCain và USS Fitzgerald vào năm 2017, đã có một loạt báo cáo chỉ ra rằng lực lượng Hải quân Mỹ đang bị căng sức quá, hoạt động quá tải và bảo trì kém, do đó ngày càng dễ bị tổn thương khi thực hiện những nhiệm vụ tốn kém là tuần tra các đại dương trên thế giới.
Một báo cáo vào tháng 2 năm nay của Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ Mỹ (GAO) đã chỉ ra những chi tiết “xấu xí” về cách các thành viên Hải quân đang phải vật lộn để duy trì tàu của họ hoạt động bình thường. "Một số thuỷ thủ đã cung cấp cho GAO ví dụ về các bộ phận như thiết bị an toàn điện đang được đặt hàng trước trong 2 năm và mô tả những khó khăn trong việc tìm kiếm các vật liệu tiêu hao cần thay thế như bộ lọc, các loại dầu chuyên dụng và quần áo bảo hộ. "10 trong số 16 thủy thủ đoàn mà chúng tôi gặp đã nói rằng họ dùng đến các bộ phận ‘ăn thịt đồng loại’ - nghĩa là, lấy các bộ phận chức năng ra khỏi các tàu khác, khiến chúng hoạt động kém hơn - để các con tàu của họ có thể tiếp tục hoạt động."
Mỹ có thể có lực lượng hải quân được coi là mạnh nhất thế giới (Trung Quốc có lực lượng lớn nhất, nhưng nhiều tàu nhỏ hơn) nhưng rõ ràng là rất mỏng manh. Và đó là một vấn đề.
Christopher Dougherty, cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng, viết vào năm ngoái: “Hải quân Mỹ đang đứng trước bờ vực phá sản chiến lược. Hạm đội không đủ lớn để đáp ứng nhu cầu hàng ngày trên toàn cầu cho lực lượng hải quân. Do việc triển khai nhiều lần và các hoạt động bảo trì tồn đọng, hạm đội cũng không đủ sẵn sàng để đáp ứng những yêu cầu này một cách an toàn và cũng không thể nhanh chóng tăng cường trong trường hợp khẩn cấp”. Ông Dougherty kết luận rằng "rủi ro các ‘khoản nợ’ đến hạn đột ngột (và có thể dữ dội) sẽ tăng lên."
Ngay cả khi không có những thách thức đó, vẫn còn câu hỏi về việc liệu Hải quân Mỹ có đang được chuẩn bị cho thế giới hiện đại.
Các tàu sân bay từng thay thế các thiết giáp hạm làm xương sống của hạm đội Mỹ, nhưng hiện có nhiều câu hỏi về việc liệu hạm đội dựa trên tàu sân bay của Mỹ có quá dễ bị tổn thương trước thế hệ tên lửa đạn đạo chống hạm mới của Trung Quốc hay không. Những câu hỏi như vậy có thể trở nên nhức nhối hơn nếu thực sự người Ukraine đã hạ gục tuần dương hạm Moskva bằng tên lửa Neptune mới của họ.
Nước Mỹ đã trải qua phần lớn thế kỷ 21 hiểu rằng sức mạnh áp đảo của các lực lượng vũ trang của họ không phải lúc nào cũng áp đảo như vậy. Việc tàu Moskva chìm là một dấu hiệu cho thấy một bài học tương tự cũng có thể xảy đến với Hải quân