Ông Khuất Đông Ngọc nhấn mạnh vai trò cơ bản mà FAO, với 194 quốc gia thành viên, là giải quyết các thách thức toàn cầu hiện nay, bao gồm tình trạng gia tăng tỷ lệ đói và suy dinh dưỡng, nguy cơ biến đổi khí hậu đe dọa ngành nông nghiệp, tình trạng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên không thể phục hồi, ô nhiễm môi trường, tình trạng sâu bệnh hoành hành và bệnh dịch động thực vật xuyên biên giới.
Ông Khuất Đông Ngọc cũng kêu gọi hành động khẩn cấp để đạt được "Zero Hunger" và mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đồng thời thúc đẩy nông nghiệp và phát triển nông thôn bền vững thông qua đổi mới, bao gồm các giải pháp kỹ thuật số. Ông cũng kêu gọi đặc biệt chú trọng tăng cường phát triển nông nghiệp ở các khu vực nhiệt đới và khô cằn, nơi có dân số dễ bị tổn thương nhất thế giới.
Lãnh đạo mới cũng nhấn mạnh vai trò của FAO trong việc thúc đẩy các liên minh và cơ chế hợp tác mới với các đối tác khác nhau, bao gồm các cơ quan, chính phủ, công ty, học viện và trung tâm nghiên cứu khác của Liên hợp quốc. Theo ông Khuất Đông Ngọc, FAO cần phải khuyến khích các nước phát triển tăng cường các nguồn lực phù hợp với thế mạnh của mình như tài trợ, công nghệ và quản lý. Trong khi đó, với các nước đang phát triển, FAO cần khuyến khích khai thác các nguồn lực tài nguyên đất đai và lực lượng lao động.
Để đạt được những mục tiêu này, ông Khuất Đông Ngọc cam kết xây dựng FAO thành một tổ chức quốc tế đi đầu trong quản trị nội bộ, tăng cường sử dụng đội ngũ nhân viên trẻ đồng thời cũng đề cao giá trị và kinh nghiệm của nhân viên đã làm việc lâu năm tại FAO.
Ông Khuất Đông Ngọc, người Trung Quốc, đã chính thức nhậm chức Tổng Giám đốc FAO, thay ông Jose Graziano Da Silva từ ngày 1/8, trong nhiệm kỳ 4 năm kết thúc ngày 31/7/2023.