Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự kiến sẽ chững lại ở mức 106 triệu thùng/ngày vào cuối thập kỷ này trong khi khả năng cung cấp tổng thể có thể đạt 114 triệu thùng/ngày, dẫn đến dư thừa khoảng 8 triệu thùng/ngày - kịch bản mà thị trường dầu mỏ phải chuẩn bị đối phó, IEA cho biết.
Dự báo này được đưa ra vài ngày sau khi Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nhà sản xuất lớn ngoài khối (OPEC+) cho biết có khả năng sẽ loại bỏ dần việc cắt giảm sản lượng vào mùa Thu này, được thực hiện với nỗ lực hỗ trợ giá dầu trước những lo ngại nhu cầu toàn cầu suy yếu.
Trong báo cáo IEA lưu ý rằng các nước châu Á đang phát triển nhanh như Trung Quốc, cùng với lĩnh vực hàng không và hóa dầu vẫn sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ, đạt mức 102 triệu thùng/ngày vào năm 2023.
Tuy nhiên, sự chuyển đổi sang sử dụng xe điện (EV) cùng với việc tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu cho các phương tiện thông thường và việc các nước Trung Đông giảm sử dụng dầu mỏ để sản xuất điện sẽ giúp hạn chế mức tăng nhu cầu chung xuống khoảng 2% vào năm 2030.
Đồng thời, năng lực sản xuất dầu dường như sẽ tăng vọt, dẫn đầu là Mỹ và các quốc gia khác ở châu Mỹ, sẽ khiến dự báo dư thừa 8 triệu thùng - điều từng xảy ra trong thời gian phong tỏa phòng chống COVID-19 trong năm 2020.
IEA cho biết: “Công suất dự phòng ở mức như vậy có thể gây ra những hậu quả đáng kể đối với các thị trường dầu mỏ - bao gồm cả đối với các nền kinh tế trong và ngoài OPEC, cũng như đối với ngành công nghiệp đá phiến của Mỹ”.
Giám đốc điều hành Fatih Birol của cơ quan này có quan điểm rằng: “Khi sự phục hồi sau đại dịch mất đi động lực, quá trình chuyển đổi năng lượng sạch tiến triển và cơ cấu nền kinh tế Trung Quốc thay đổi, tốc độ tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu đang chậm lại và có khả năng lên mức cao nhất vào năm 2030”.
Ông nói: “Các công ty dầu mỏ có thể đảm bảo các kế hoạch và chiến lược kinh doanh của họ được chuẩn bị sẵn sàng cho những thay đổi đang diễn ra”.