Thế giới có trên 132 triệu ca mắc COVID-19

Tính đến 22h ngày 5/4 (giờ Việt Nam) thế giới ghi nhận tổng cộng 132.045.141ca mắc COVID-19, trong đó có 2.8.047 ca tử vong. Số bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục là 106.321.587 ca trong khi còn 22.855.507 bệnh nhân vẫn đang được điều trị.

Hai quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đều nằm ở châu Mỹ, với Mỹ có 5.827 ca tử vong trong tổng số 31.423.284 ca nhiễm và Brazil ghi nhận 331.530 ca tử vong trong số 12.984.956 ca mắc. Đáng chú ý Ấn Độ một lần nữa trở thành điểm “nóng” về dịch bệnh COVID-19 khi lần đầu tiên ghi nhận trên 100.000 ca nhiễm/ngày. Cho đến nay, Ấn Độ đã ghi nhận 12.607.1 ca mắc và 165.215 ca tử vong. 

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 từ xe cứu thương vào một bệnh viện ở Brasilia, Brazil. Ảnh: THX/TTXVN

Xét về châu lục, châu Âu tiếp tục dẫn đầu về số ca mắc với 40.494.958 ca sau khi ghi nhận thêm 56.450 ca mắc mới. Số ca tử vong tại châu Âu là 927.553 ca. Ukraine và Ba Lan là hai quốc gia có số ca mắc mới nhiều hơn cả, lần lượt là 10.179 và 9.902 ca. Tiếp theo là khu vực Bắc Mỹ với 36.186.486 ca mắc và 824.756 ca tử vong. Đứng thứ ba là châu Á với 29.411.469 ca mắc và 435.119 ca tử vong. Đáng chú ý Ấn Độ một lần nữa trở thành điểm “nóng” về dịch bệnh COVID-19 khi lần đầu tiên ghi nhận trên 100.000 ca nhiễm/ngày.

Ngoài Ấn Độ, Nhật Bản và Iran cũng quan ngại về diễn biến dịch. Giới chức y tế Nhật Bản đang lo ngại các biến thể của virus SARS-CoV-2 sẽ dẫn đến làn sóng lây nhiễm thứ 4 trong bối cảnh chỉ còn 109 ngày nữa là diễn ra Olympic Tokyo. Hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được cho là dễ lây lan hơn vẫn chưa xuất hiện rộng rãi tại Nhật Bản. Địa phương chịu ảnh hưởng dịch bệnh nặng nề nhất tại Nhật Bản là Osaka, với số ca nhiễm lên mức cao kỷ lục mới vào tuần trước, buộc chính quyền địa phương phải áp đặt các biện pháp phong tỏa mục tiêu trong vòng một tháng, kể từ ngày 5/4.

Trong khi đó, nhà chức trách Iran cũng quan ngại các thành phố của nước này có thể phải hứng chịu làn sóng mới dịch COVID-19. Bộ trưởng Y tế và Giáo dục y tế Iran Saeed Namaki cho biết trước kỳ nghỉ lễ Năm mới, bắt đầu vào ngày 21/3 vừa qua, bộ đã cảnh báo về sự nguy hiểm của các biến thể của virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, người dân đã không lắng nghe khuyến cáo của nhà chức trách về hạn chế đi lại trong dịp nghỉ lễ nên hiện tình hình dịch bệnh trong nước rất nghiêm trọng. 

Tại Malaysia, các nhà chức trách nước này thông báo các cá nhân vi phạm lệnh cấm đi lại sẽ phải chịu mức phạt lên đến 10.000 ringgit (2.400 USD). Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh cuối tuần này Malaysia sẽ bước vào tháng lễ Ramadan - thời điểm nhiều người dân sẽ tranh thủ đi du lịch hoặc trở về quê hương.

Khi tình hình dịch bệnh có chiều hướng tích cực hơn, nhiều nước đã bắt đầu nới lỏng các biện pháp. Chính phủ Anh trong ngày 5/4 sẽ công bố các kế hoạch khởi động hoạt động đi lại quốc tế, sử dụng hệ thống "đèn giao thông" để xếp loại các quốc gia trên thế giới dựa theo nguy cơ lây nhiễm trong bối cảnh nước này đang dần ra khỏi lệnh phong tỏa.

Theo đó, Chính phủ Anh đã ấn định ngày 17/5 tới là thời điểm mở cửa lại hoạt động đi lại quốc tế. Nước này sẽ xếp loại các điểm đến theo màu xanh, hổ phách hoặc màu đỏ tùy theo nguy cơ mắc COVID-19 tại khu vực đó. Người dân sẽ được phép tới các quốc gia thuộc nhóm "xanh" để du lịch, giải trí, chỉ cần xét nghiệm trước khi đi và khi trở về.

Trong khi những người tới các nước thuộc nhóm "hổ phách" hoặc "đỏ" sẽ phải tự cách ly hoặc thực hiện yêu cầu cách ly ngay sau khi trở về. Hiện những người nhập cảnh vào Anh phải thực hiện quy định tự cách ly 10 ngày, trong khi đó, công dân Anh từng tới các nước trong danh sách "nguy cơ cao" phải cách ly tại khách sạn mà chính phủ chỉ định.

Trong khi đó, Bồ Đào Nha đã cho phép bảo tàng, quán cafe và trường trung học cơ sở hoạt động trở lại sau gần 2 tháng phải đóng cửa nhằm phòng dịch. Tuy nhiên, việc phục vụ 4 người/bàn và tập thể dục theo nhóm vẫn bị cấm. Tại Hy Lạp, chính phủ đã nới lỏng lệnh phong tỏa, trong đó có việc mở cửa trở lại hầu hết các cửa hàng bán lẻ bất chấp tỷ lệ lây nhiễm và tử vong ở mức cao. 

Liên quan đến vấn đề tiêm chủng, Thổ Nhĩ Kỳ đã phát động một chiến dịch tiêm chủng cho các đối tượng làm việc trong ngành du lịch trong nỗ lực vực dậy "ngành công nghiệp không khói" vốn chịu ảnh hưởng nặng nề hồi năm ngoái do đại dịch COVID-19.

Chương trình này sẽ dành cho các đối tượng liên quan trực tiếp với ngành du lịch, bao gồm nhân viên của các cơ sở lưu trú và nhà hàng, nhân viên của các công ty cung cấp phương tiện đi lại và đưa đón và hướng dẫn viên du lịch. Tổng cộng hơn 1 triệu nhân viên trong ngành du lịch sẽ được tiêm chủng như một phần trong kế hoạch này.    

Trong khi đó, Mỹ đã thực hiện tiêm chủng hơn 165 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 và phân phối gần 208 triệu liều trên toàn quốc tính đến sáng 4/4 (theo giờ địa phương). Cơ quan kiểm soát và phòng chống dịch bệnh (CDC) của Mỹ cho hay đã có 106.214.924 người tại Mỹ đã được tiêm chủng ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19, trong khi số người được tiêm vaccine đủ liều đã lên tới 61.416.536 người.

Thanh Hương (TTXVN)
COVID-19 tại ASEAN hết 5/4: 9 quốc gia có ca mắc mới; Các nước siết chặt phòng dịch
COVID-19 tại ASEAN hết 5/4: 9 quốc gia có ca mắc mới; Các nước siết chặt phòng dịch

Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 5/4, 9 quốc gia ASEAN ghi nhận 13.483 ca mắc COVID-19 và 165 ca tử vong, nâng tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch lên 2.932.139 ca, trong đó 59.935 người tử vong.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN