Thủ tướng Ai Cập không tin xảy ra nội chiến

Trong lần trả lời phỏng vấn đầu tiên kể từ khi nhậm chức, Thủ tướng lâm thời Ai Cập Hazem el-Beblawi tuyên bố, ông không lo ngại về khả năng xảy ra nội chiến tại Ai Cập.

Trò chuyện với phóng viên trưởng phụ trách toàn cầu của hãng tin ABC News, bà Martha Raddatz tại Cairo hôm 20/8, ông Beblawi đã đề cập nhiều nội dung liên quan đến quan hệ Mỹ - Ai Cập, tình hình bất ổn hiện nay cũng như xu hướng diễn biến trong thời gian tới.

Ông Beblawi trả lời phỏng vấn hãng tin ABC News hôm 20/8. Ảnh: ABC News


Ông cho biết, tại thời điểm hiện nay đang có sự hiểu lầm giữa Mỹ và Ai Cập, nhưng ông tin rằng thời gian sẽ thay đổi những suy nghĩ này, vì lợi ích của cả hai bên, vì “không thể phủ nhận một thực tế rằng, Ai Cập cần Mỹ tương tự như việc Mỹ cần Ai Cập”.

Thủ tướng Ai Cập đồng thời cảnh báo, bất kì một quyết định nào của Washington cắt viện trợ cho Cairo sẽ là “một tín hiệu xấu” và sẽ ảnh hưởng tới quan hệ quân sự song phương trong một thời gian dài. “Nên nhớ rằng, Ai Cập vẫn hợp tác với Nga để nhận được hỗ trợ quân sự và chúng tôi vẫn tồn tại.  Chẳng có gì là dấu chấm hết. Bạn có thể vẫn tồn tại với nhiều tình huống khác nhau”, ông nói.

Đối với tình hình hiện nay, ông Beblawi bày tỏ sự lạc quan trong thận trọng: “Thực sự, tôi không lo ngại về khả năng xảy ra nội chiến. Nội chiến và những biến động chính trị mà chúng ta từng chứng kiến ở một số nước láng giềng – tôi không nghĩ là Ai Cập đi theo hướng đó. Nhưng chúng tôi sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề tiếp diễn trong vài tuần tới, thậm chí là vài tháng tới”.

Thủ tướng Ai Cập cũng bảo lưu quan điểm về cách xử lý của chính quyền lâm thời trong các vụ bạo động vừa qua, khẳng định sẽ không làm khác nếu phải chọn lựa lại, vì “thực tế vấn đề là ở chỗ, họ không biểu tình hòa bình”.

Ông Beblawi cho biết, chính phủ lâm thời sẽ tiếp tục thực hiện cam kết xây dựng một “chính phủ thực sự dân chủ”. “Chúng tôi rất nỗ lực để kết thúc giai đoạn chuyển tiếp này. Trong vòng 6 - 9 tháng tới, chúng tôi sẽ tiến hành tổng tuyển cử.

Liên quan đến việc trả tự do cho cựu Tổng thống Hosni Mubarak, ông Beblawi cho biết, ông Mubarak đang nằm dưới sự kiểm soát của hệ thống luật pháp. “Các thẩm phán quyết định thế nào, chúng tôi chấp nhận thế đó. Không phải là vấn đề tôi thích hay không thích. Tôi muốn mọi người có cơ hội công bằng tại phiên xét xử”.

Đáng chú ý, Tư lệnh quân đội Ai Cập - tướng Sisis, cũng như Tổng thống lâm thời Adly Mansour đều là những nhân vật được Mubarak nâng đỡ, bổ nhiệm khi ông này còn đương chức.


HT(ABC News)

Mỹ phải làm gì với đồng minh Ai Cập?
Mỹ phải làm gì với đồng minh Ai Cập?

Liệu cuộc tàn sát ở Ai Cập khiến Mỹ phải thay đổi nhiều hơn trong chính sách đối ngoại đối với quốc gia đông dân nhất thế giới Arập này? Và liệu lập trường mạnh mẽ của Mỹ có thể ảnh hưởng đến các hành động cứng rắn của Ai Cập?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN