Tổng thống Nga gọi đông nam Ukraine theo tên cũ thời Sa hoàng

Các nghị sĩ quốc hội Ukraine tiếp tục thảo luận về những tuyên bố Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra trong cuộc giao lưu trực tuyến với người dân ngày 17/4, trong đó ông gọi khu vực đông nam Ukraine là Novorossia (tên gọi cũ dưới thời Sa hoàng).

Theo quan điểm của một nghị sĩ quốc hội Ukraine, giáo sư lịch sử thuộc Đại học Tổng hợp Kiev, ông Alexander Shevchenko, không thể gọi đông nam Ukraine là Novorossia, vì đây là tên gọi mang tính gượng ép. Và tại những vùng đất này, từ lâu đã có dân tộc Ukraine sinh sống và tiếng Ukraine là nền tảng của tiếng Latinh.

Tổng thống Nga gọi đông nam Ukraine theo tên gọi từ thời Sa hoàng.


Giáo sư này lập luận: “Trong thế kỷ XVI, chỉ riêng tại Crimea đã có 900.000 người Ukraine sinh sống. Miền nam Ukraine cũng có người Ukraine sinh sống. Và nhìn chung, đã từ lâu, vài nghìn năm trước, toàn bộ dân số ở đó là người Ukraine”.

Trước đó, trong cuộc giao lưu trực tiếp với dân chúng, Tổng thống Putin đã gọi đông nam Ukraine là Novorussia và yêu cầu đảm bảo quyền của những người gốc Nga tại khu vực này. Ông nói: “Vấn đề là đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người gốc Nga và người dân nói tiếng Nga ở đông nam Ukraine. Tôi xin lưu ý tên gọi thời Sa hoàng là Novorossia, và cả những thành phố Kharkov, Lugansk, Donetsk, Kherson, Nikolaev, Odessa cũng không thuộc Ukraine dưới thời Sa hoàng. Tất cả những vùng lãnh thổ này được chuyển cho Ukraine vào thập niên 1920 dưới thời chính quyền Xô Viết. Tại sao họ lại làm như vậy, chỉ thượng đế mới biết”.


Duy Trinh

Các bên miền đông Ukraine chưa thực hiện thỏa thuận Geneva
Các bên miền đông Ukraine chưa thực hiện thỏa thuận Geneva

Kết quả đạt được tại Hội nghị 4 bên ở Geneva vừa qua được xem là một dấu hiệu tích cực góp phần “tháo ngòi nổ” xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, trước mắt là rất nhiều thách thức, đòi hỏi sự “thực tâm” và quyết tâm của các bên, đặc biệt là ở miền đông Ukraine.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN