Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 27/10 chia sẻ: “Trong tuần tới, chúng sẽ thảo luận với các quốc gia Bắc Âu về những bước đi cơ bản có thể giúp đẩy mạnh áp lực với Nga ở cuộc xung đột này và vì mục đích ngoại giao chân thực”.
Cả 5 quốc gia Bắc Âu là Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch và Iceland hiện đều là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Những quốc gia này cũng ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.
Thụy Điển và Phần Lan đã gia nhập NATO vào đầu năm nay. Stockholm còn tuyên bố rằng Nga là mối đe dọa an ninh quốc tế chính của Thụy Điển. Cả Phần Lan và Na Uy đều có chung đường biên giới với Nga.
Về phần mình, Nga luôn nhấn mạnh rằng việc NATO mở rộng là một sai lầm lịch sử nghiêm trọng, có thể buộc Moskva phải áp dụng biện pháp đáp trả.
Năm 2023, các quốc gia Bắc Âu cũng chia sẻ với Tổng thống Zelensky rằng họ sẽ giúp đỡ Ukraine “cho đến khi đạt được mục tiêu” trong cuộc xung đột của nước này với Nga. Các quốc gia Bắc Âu đồng thời nói rằng họ sẵn sàng duy trì hỗ trợ quân sự, kinh tế và nhân đạo cho Ukraine.
Vào tháng 5, ông Zelensky tiết lộ rằng ủng hộ quân sự phối hợp từ các quốc gia Bắc Âu cho Ukraine sẽ lên tới 6 tỷ euro trong năm nay, dưới các thỏa thuận an ninh riêng biệt.
Trong một diễn biến khác, các nhà lập pháp của Liên minh châu Âu (EU) ngày 22/10 đã phê chuẩn kế hoạch của khối này sử dụng các tài sản bị đóng băng của Ngân hàng trung ương Nga để cho Ukraine vay khoản tiền lên đến 35 tỷ euro ( tỷ USD). Cùng ngày 22/10, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen thông báo Washington có kế hoạch đóng góp 20 tỷ USD cho gói vay của Nhóm Các công nghiệp phát triển (G7) dành cho Ukraine.