Theo danh sách này, Việt Nam đứng thứ hai với lương thực tế tăng 4% sau khi trừ đi lạm phát.
Khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do lạm phát có thể là châu Âu, nơi tiền lương thực tế sau khi trừ đi tỷ lệ lạm phát sẽ giảm trung bình 1,5%.
Đây là năm người lao động ở Anh chịu tác động nặng nề nhất kể từ khi ECA bắt đầu khảo sát tiền lương vào năm 2000. Mặc dù mức lương danh nghĩa trung bình tăng 3,5%, nhưng lương tính theo giá thực tế giảm 5,6% do lạm phát trung bình bằng 9,1%. Con số này dự kiến giảm thêm 4% nữa vào năm 2023.
Tại Mỹ, mức giảm lương thực tế 4,5% của năm nay có thể được đảo ngược vào năm sau do lạm phát giảm xuống, chuyển thành mức tăng 1%.
Các nước châu Á chiếm 8 trong số 10 quốc gia hàng đầu được dự báo có mức lương thực tế tăng, dẫn đầu là Ấn Độ tăng 4,6%, Việt Nam tăng 4% và Trung Quốc tăng 3,8%. Sau đó là Brazil với 3,4% và Saudi Arabia với 2,3%,
Giám đốc khu vực châu Á của ECA International, ông Lee Quane cho biết: “Cuộc khảo sát của chúng tôi đã cho thấy năm 2023 lại là một năm khó khăn đối với người lao động trên toàn cầu. Chỉ khoảng một phần ba số quốc gia được khảo sát dự báo sẽ tăng lương theo điều kiện thực tế, mặc dù con số này tốt hơn mức 22% của năm nay. Theo ECA, lương trung bình đã giảm 3,8% vào năm 2022.
Khảo sát Xu hướng Tiền lương của ECA dựa trên thông tin thu thập được từ trên 360 công ty đa quốc gia tại quốc gia và thành phố trên khắp thế giới.
Dưới đây là 10 quốc gia dẫn đầu về mức tăng lương thực tế được dự báo vào năm 2023:
- Ấn Độ (4,6%)
- Việt Nam (4%)
- Trung Quốc (3,8%)
- Brazil (3,4%)
- Saudi Arabia (2,3%)
- Malaysia (2,2%)
- Campuchia (2,2%)
- Thái Lan (2,2%)
- Oman (2%)
- Nga (1,9%)
5 quốc gia có lượng thực tế dự báo giảm mạnh nhất:
- Pakistan (-9,9%)
- Ghana (-11,9%)
- Thổ Nhĩ Kỳ (-14,4%)
- Sri Lanka (-20,5%)
- Argentina (-26,1%)