Cụ thể, ngũ cốc chiếm phần lớn các chuyến hàng xuất đi với 959.000 tấn trong khi xuất khẩu dầu hướng dương đạt 202.650 tấn. Ukraine xuất khẩu 2.245 triệu tấn ngũ cốc và 501.800 tấn dầu hướng dương trong tháng 5/2021.
Bộ cũng cho biết, xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine đạt 47,2 triệu tấn trong thời gian từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022, trong đó riêng 5 ngày đầu tháng 6 đạt 148.000 tấn. Lượng nông phẩm xuất khẩu này gồm 18.578 triệu tấn lúa mì, 22,4 triệu tấn ngũ cốc và 5,7 triệu tấn đại mạch. Các chuyến hàng ngũ cốc chiếm phần lớn xuất khẩu trong tháng 6.
Trước khi xung đột bùng phát, Ukraine xuất khẩu tới 6 triệu tấn ngũ cốc/tháng, tuy nhiên trong những tháng gần đây lượng xuất khẩu hàng tháng chỉ còn khoảng 1 triệu tấn. Số liệu của Bộ Nông nghiệp cho thấy tổng cộng 3,04 triệu tấn các loại nông phẩm được Ukraine xuất khẩu trong 3 tháng xung đột với Nga. Từng xuất khẩu phần lớn nông phẩm của mình thông qua các cảng biển, tuy nhiên nay Ukraine buộc phải xuất khẩu bằng tàu hỏa qua biên giới phía Tây hoặc các cảng nhỏ ở sông Danube.
Giới chức nông nghiệp và giao thông Ukraine cho biết đang đặt mục tiêu tăng khả năng xuất khẩu trên các cảng ở sông Danube để giúp vận chuyển ngũ gốc đến các cảng trên Biển Đen của Rumania.
Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, Hulusi Akar ngày 7/6 cho biết nước này đang phối hợp chặt chẽ với Nga và Ukraine và Liên hợp quốc để đạt thỏa thuận về kế hoạch tái khởi động xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng của Ukraine trong bối cảnh xung đột. Ông Akar nói các bên đang thảo luận về các cách thức dọn sạch mìn trôi nổi ngoài các cảng Odesa và dọc bờ biển Ukraine để đảm bảo an ninh cho hành lang trên.
Dự kiến, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu sẽ tiếp người đồng cấp Nga Sergei Lavrov để thảo luận về kế hoạch này vào ngày 8/6.