Xung đột tại Nagorny-Karabakh: Tổng thư ký LHQ kêu gọi các bên tiếp tục cuộc đàm

Ngày 4/12, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres đã kêu gọi các bên tiếp tục các cuộc đàm phán về khu vực xung đột Nagorny-Karabakh theo tiến trình quốc tế được đặt ra lâu nay sau khi một lệnh ngừng bắn đã giúp chấm dứt các cuộc giao tranh kéo dài hơn 1 tháng trong thời gian qua. 

Chú thích ảnh
 Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres phát biểu tại phiên họp Đại hội đồng LHQ ở New York, Mỹ ngày 24/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 4/12, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres đã kêu gọi các bên tiếp tục các cuộc đàm phán về khu vực xung đột Nagorny-Karabakh theo tiến trình quốc tế được đặt ra lâu nay sau khi một lệnh ngừng bắn đã giúp chấm dứt các cuộc giao tranh kéo dài hơn 1 tháng trong thời gian qua. 

Trong một tuyên bố, người phát ngôn của TTK LHQ cho biết ông Guterres kêu gọi Armenia và Azerbaijan tiếp tục các cuộc đàm phán do các nước đồng Chủ tịch Nhóm Minsk thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) bảo trợ nhằm đạt được một thỏa thuận hòa bình lâu dài. Tuyên bố nêu rõ LHQ đã sẵn sàng đáp ứng nhu cầu nhân đạo ở khu vực Nagorny-Karabakh và kêu gọi tất cả các bên liên quan hợp tác đầy đủ với các tổ chức thuộc LHQ nhằm đảm bảo quyền tiếp cận không bị kiểm soát của họ. 

Nga, Mỹ và Pháp là các nước đồng Chủ tịch Nhóm Minsk, bảo trợ cho các cuộc đàm phán giữa Armenia và Azerbaijan nhằm tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ qua tại Nagorny-Karabakh nhưng chưa đi đến được một thỏa thuận mang tính lâu dài. 

Ngày 9/11, dưới sự trung gian của Nga, Azerbaijan và Armenia đã ký thỏa thuận ngừng bắn sau hơn một tháng xảy ra giao tranh tại Nagorny-Karabakh, làm hàng nghìn binh sĩ của hai bên thiệt mạng. Gần 2.000 binh sĩ Nga sau đó đã được triển khai tại biên giới giữa Armenia và Azerbaijan, cũng như hành lang giữa khu vực Nagorny-Karabakh với Armenia để giám sát ngừng bắn. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã cử quân đội tham gia phối hợp với Nga để giám sát ngừng bắn giữa Armenia và Azerbaijan.

Khu vực Nagorny-Karabakh nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, nhưng có đa số dân cư là người gốc Armenia sinh sống và muốn sáp nhập vùng này vào Armenia. Điều này đã châm ngòi cho những tranh chấp chủ quyền giữa hai nước, mà đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994, khiến khoảng 30.000 người thiệt mạng.

 Trần Quyên (TTXVN)
Đại diện ngoại giao của Pháp, Nga, Mỹ kêu gọi lính đánh thuê rút khỏi Nagorny-Karabakh
Đại diện ngoại giao của Pháp, Nga, Mỹ kêu gọi lính đánh thuê rút khỏi Nagorny-Karabakh

Ngày 3/12, đại diện cấp cao Bộ Ngoại giao 3 nước Nga, Mỹ và Pháp đã ra tuyên bố chung kêu gọi lính đánh thuê nước ngoài ngay lập tức rút khỏi Nagorno-Karabakh. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN