Còn nhiều lỗ hổng trong quản lý giáo dục khiến học sinh, phụ huynh bất an

Phát biểu thảo luận trước Quốc hội ngày 31/10, đại biểu Nguyễn Thị Xuân Thu, đoàn Khánh Hoà trăn trở với những lỗ hổng trong việc quản lý giáo dục hiện nay dẫn tới vấn nạn bạo hành trẻ em trong trường học, học giả, thi giả… khiến học sinh, phụ huynh bất an.

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Xuân Thu. Ảnh: TTXVN

Theo đạI biểu Nguyễn Thị Xuân Thu: Không thể phủ nhận, về lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu như: Hệ thống trường lớp, quy mô giáo dục phát triển nhanh tạo tiền đề giáo dục toàn dân, nâng cao trình độ kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động, đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục nhất là với người dân tộc thiểu số, nông thôn… Cơ sở vật chất của hệ thống giáo dục cũng được tăng thêm; từng bước hiện đại hoá, xã hội hoá giáo dục, đào tạo và hợp tác quốc tế trong giáo dục đạt nhiều thành tựu. Đặc biệt, vừa qua lần đầu tiên, Việt Nam có 2 trường đại học cấp quốc gia có tên trong danh sách xếp hạng 1000 trường hàng đầu trên thế giới…

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đó, cử tri cũng rất băn khoăn vấn đề quản lý giáo dục, chất lượng hiện nay ở tất cả các cấp học.

Đại biểu Nguyễn Thị Xuân Thu dẫn ra các trường hợp bạo hành, nguy cơ mất an toàn với học sinh tại các cơ sở giáo dục gần đây khiến người dân lo ngại. Cụ thể, vừa qua ở bậc mầm non đã xảy ra nhiều vụ trẻ em bị bạo hành bởi chính các cô nuôi dạy trẻ, trẻ bị bỏ quên trong xe đưa đón dẫn đến tử vong… việc quản lý ở các cơ sở giáo dục được cho là chất lượng cao còn nhiều lỗ hổng khiến cha mẹ học sinh rất bất an. Hay những sự việc khác như vụ cô giáo tiểu học vứt vở xuống đất cho học sinh tự lên nhặt, cô giáo đánh học sinh thường xuyên đến mức cha mẹ phải lén đặt camera… cho thấy sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận giáo viên. Đặc biệt, vấn nạn dạy thêm, học thêm, gian lận thi cử, mua điểm hết sức nhức nhối nhất là ở kỳ thi đại học vừa qua ở các tỉnh: Hoà Bình, Sơn La, Hà Giang…

"Những sự việc trên cho thấy sự quản lý lỏng lẻo, đổi mới giáo dục không đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý giáo dục. Mặc dù vừa qua Quốc hội đã thông qua Luật Giáo dục và cơ sở vật chất đầu tư cho giáo dục đã tăng lên, phương tiện hỗ trợ giáo dục hiện đại hơn nhưng học sinh không tiếp thu được nhiều kiến thức. Thậm chí việc học giả, thi giả vẫn được thừa nhận, thậm chí còn được cấp bằng xuất sắc và vẫn tìm được chỗ làm tốt nhờ cơ chế mua- bán, xin- cho. Điều đó tác động rất lớn đến tâm lý học sinh, sinh viên, gia đình; giảm bớt động lực phấn đấu của các em học sinh nghèo, học giỏi, học sinh học thật thi thật. Điều này cũng khiến cơ hội tìm kiếm đào tạo bồi dưỡng nhân tài của quốc gia mất dần, tình trạng chảy máu chất xám không có dấu hiệu giảm xuống dù chính phủ có rất nhiều cơ chế thu hút nhân tài”, đại biểu Nguyễn Thị Xuân Thu lo ngại.

 

Tạ Nguyên/Báo Tin tức
Bên lề Kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khoá XIV: Tháo gỡ khó khăn trong giải ngân vốn đầu tư công
Bên lề Kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khoá XIV: Tháo gỡ khó khăn trong giải ngân vốn đầu tư công

Sáng 31/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2020.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN