Phòng dịch bệnh nguy hiểm mùa hè

Theo nhận định của Bộ Y tế, ngoài dịch sởi vẫn đang diễn biến phức tạp, còn một số bệnh dịch nguy hiểm và bệnh mới nổi khác rất có thể sẽ bùng phát trong thời gian tới như: Tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm A/H5N1...


Nội công…


“Từ đầu năm 2014 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 16. 650 ca sốt phát ban nghi sởi tại 62/63 tỉnh, thành phố; trong đó, có tới 136 ca nặng xin về và tử vong liên quan đến sởi tại khu vực miền Bắc”, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết tại cuộc gặp mặt báo chí thông tin về phòng, chống dịch bệnh mùa hè, tổ chức chiều 8/5, tại Hà Nội.


Ngày 8/5, cả nước ghi nhận thêm 47 ca mắc sởi xác định. Tại BV Nhi Trung ương, BV Bệnh Nhiệt đới và khoa Nhi - BV Bạch Mai ghi nhận thêm 41 ca mắc mới. Như vậy, riêng tại 3 cơ sở này đang điều trị cho gần 0 bệnh nhi, trong đó có khoảng 80 cháu trong tình trạng nặng, phải thở máy.


Theo BS Phạm Nhật An, Phó Giám đốc BV Nhi Trung ương: Số lượng bệnh nhi đến khám và điều trị tại BV đã giảm mạnh, chỉ còn 1.000 ca đến khám so với 3.500 ca/ngày như trước đây. Do đó, lượng bệnh nhi phải nằm ghép và số ca bệnh lây chéo tại BV cũng đã giảm nhiều.


Tuy số ca mắc sởi tại một số cơ sở y tế và các địa phương đã chững lại và bắt đầu giảm nhưng PGS.TS Trần Đắc Phu vẫn nhận định: “Thời gian tới, vẫn có thể ghi nhận những ca nặng và khó có thể giảm số bệnh nhi dưới 9 tháng tuổi, do các cháu chưa đến thời điểm tiêm vắcxin phòng bệnh”.


Trong khi đó, dịch bệnh tay chân miệng lại diễn biến phức tạp, nhất là ở TP Hồ Chí Minh với hơn 15.000 ca (chiếm 80,5% số mắc cả nước). Đáng tiếc, đã có 2 ca tay chân miệng tử vong do nhiễm EV71 tại Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhiều chuyên gia y tế khẳng định, số ca mắc tay chân miệng chắc chắn sẽ gia tăng trong thời gian tới vì “đỉnh” dịch thường rơi vào tháng 4 - 6 và tháng 9 - 12 hàng năm.


Tương tự, một dịch bệnh khác luôn “đến hẹn lại lên” là sốt xuất huyết cũng đang bước vào “mùa dịch” (thời điểm mùa mưa từ tháng 5 hàng năm). Hiện tại, cả nước đã phát hiện hơn 8.100 ca mắc, trong đó có 4 ca tử vong. Bệnh sốt xuất huyết đến nay vẫn chưa có vắcxin và thuốc điều trị đặc hiệu. Hơn nữa lại có 4 týp virút, nghĩa là trong một mùa dịch một người có thể mắc bệnh nhiều lần nếu nhiễm các týp virút gây bệnh khác nhau. Tại nhiều địa phương, người dân vẫn giữ tập quán trữ nước và chưa có ý thức chủ động phòng bệnh... Do đó, nguy cơ xảy ra dịch sốt xuất huyết trong thời gian tới là luôn hiển hiện.


Bên cạnh đó, dịch thủy đậu cũng đang lây lan nhanh với 16.0 ca, tăng gần gấp đôi so với năm 2013 (7.900 ca). Cá biệt, bệnh viêm não virút cũng ghi nhận 191 ca mắc, 3 ca tử vong; bệnh dại cũng diễn biến phức tạp với 15 ca tử vong tại 10 tỉnh, thành phố. Điều đáng lo ngại là tất cả dịch bệnh nêu trên đều được khuyến cáo là có thể sẽ gia tăng trong mùa hè này.


... ngoại kích


Ngoài việc phải đối phó với hàng loạt dịch bệnh trong nước, các cơ quan chức năng còn đang rất đau đầu với nguy cơ xâm nhập dịch cúm A/H7N9 từ Trung Quốc; đặc biệt gần đây là các dịch bệnh bại liệt, bệnh viêm đường hô hấp cấp tính tại khu vực Trung Đông do MERS-CoV (một loại virút có thể gây dịch hô hấp nguy hiểm tương tự như dịch SARS năm 2003)...


Tính đến 2/5, toàn cầu ghi nhận 401 trường hợp nhiễm MERS-CoV, trong đó có 93 trường hợp tử vong. Đến nay, MERS-CoV đã ghi nhận tại 16 quốc gia thuộc các khu vực Trung Đông, châu Âu, Bắc Phi, châu Á (Malaysia, Philippines) và Mỹ.


PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, WHO đánh giá 75% ca bệnh MERS-CoV gần đây là lây nhiễm thứ phát do có sự lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc và đây là một bệnh có tỷ lệ tử vong cao trong nhóm bệnh truyền nhiễm. Tại Việt Nam hiện chưa phát hiện ca bệnh nhưng không thể loại trừ các trường hợp mắc là du khách đã “quá cảnh” sang các nước đã phát hiện bệnh nhân nhiễm MERS-CoV rồi tới Việt Nam.

Nhất là khi một số nước trong khu vực như Malaysia, Philippines đã có các trường hợp mắc bệnh sau khi trở về từ Trung Đông. Khó khăn trong việc ứng phó với MERS-CoV là chưa có vắcxin, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, xuất hiện các trường hợp không có triệu chứng, dẫn đến khó kiểm soát và làm tăng khả năng lây lan trong cộng đồng.


Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, tại Việt Nam, bệnh bại liệt đã được công nhận loại trừ vào năm 2000. Cho đến nay không ghi nhận trường hợp nhiễm virút bại liệt hoang dại. Nhưng trước tình hình lan truyền virút bại liệt hoang dại giữa các quốc gia và diễn biến phức tạp và trong bối cảnh toàn cầu hóa, giao lưu, buôn bán giữa Việt Nam và các nước trên thế giới gia tăng, Bộ Y tế đã chỉ đạo quyết liệt các cơ quan liên quan giám sát chặt chẽ sự xâm nhập của virút bại liệt vào Việt Nam (nếu có) để kịp thời ứng phó. Đồng thời, duy trì việc tổ chức cho trẻ em uống vắcxin phòng bệnh bại liệt đạt tỷ lệ cao...


Để có thể chủ động phòng nhiều bệnh dịch nguy hiểm trong mùa hè này, các chuyên gia y tế đặc biệt khuyến cáo cần phải đảm bảo vệ sinh cá nhân, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là phải tiêm chủng đủ liều và đúng lịch theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế.

Phương Liên

Lập tức công bố dịch nếu phát hiện 1 ca bại liệt
Lập tức công bố dịch nếu phát hiện 1 ca bại liệt

Chỉ cần phát hiện 1 ca bại liệt là Bộ Y tế sẽ phải công bố dịch trong cả nước để áp dụng các biện pháp ngăn chặn dịch lây lan trong cộng đồng. Bởi lẽ, bại liệt là căn bệnh nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN