Chồng là thương binh, hai vợ chồng đành làm túp lều ở bờ sông. Lúc đấy rất nghèo, chỉ có 1 cặp bò bố mẹ cho. Thời điểm này, khách đến tham quan thác Bản Giốc nhưng không có thuyền bè để đi chơi, nên năm 1996, tôi đã bán cặp bò được 1,4 triệu đồng, đầu tư làm 2 chiếc thuyền chở khách tham quan”.
Chị Cưu cho biết, do chỉ có một mình làm dịch vụ này nên khi ấy khách hàng ngày một đông, nhưng muốn mở rộng thêm thì không có vốn. May mắn, chị được vay 3 triệu đồng từ Ngân hàng phục vụ người nghèo (tiền thân của Ngân hàng Chính sách Xã hội), chị đầu tư thêm 2 cái thuyền nữa. Nhưng tới năm 2001, bị lũ quét, vợ chồng chị trắng tay. Sau lũ, chị được vay tiếp 3 triệu đồng từ Ngân hàng phục vụ người nghèo, gia đình lại có cơ hội mua thuyền để chở khách và chăn nuôi lợn. Đến năm 2010, chị Cửu xây được nhà sàn và năm 2011 xây tiếp nhà hàng để phục vụ khách tham quan thác Bản Giốc.
Đầu tư nuôi trâu sinh sản cho hiệu quả kinh tế. |
5 năm trước do kinh tế gia đình khó khăn vợ chồng anh Phùng Văn Thình ở thôn Núng Táo, xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh (Cao Bằng) đã di cư lên Tuyên Quang làm ăn. Tuy nhiên, sau một thời gian hai vợ chồng lại trở về Cao Bằng với hai bàn tay trắng. Rồi vốn chính sách đã mang cơ hội đến gia đình anh Thình. Với 30 triệu đồng được Ngân hàng Chính sách Xã hội cho vay mà không cần thế chấp tài sản, anh Thình đã mua 1 con bò, rồi bò sinh sản. Cứ như thế, bò mẹ sinh bò con và cùng với sự chăm chỉ, chịu khó học hỏi, gia đình anh đã thoát khỏi cảnh chạy ăn từng bữa, con cái đã được đi học.
Vốn chính sách đang làm những đàn trâu, bò sinh sôi nảy nở trên vùng cao nhưng dường như nhu cầu mong muốn cải thiện kinh tế của bà con chưa dừng lại. Ông Từ Trung Đức, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh kiến nghị, hiện nay với 50 triệu đồng chỉ đủ để mua 2 con. Nếu bà con được vay thêm, nuôi đàn bò khoảng 4 - 5 con, thì sẽ một công chăm sóc, lợi nhuận cũng tăng hơn.
Cùng quan điểm này, ông Hứa Thế Khoan, Tổ trưởng tổ tiết kiệm xóm Yên Luật, thị trấn Yên Hòa, huyện Hà Quảng nhận định: “Muốn trâu khỏi bệnh tật, sống tốt phải có chuồng trại sạch sẽ. Chính vì vậy, bà con cần thêm vốn để làm chuồng trại, nếu được vay 80 triệu đồng thì sẽ tốt hơn”.
Theo ông Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng, tạo sinh kế, giảm nghèo, cải thiện đời sống của người dân vùng cao. Tuy nhiên, việc đầu tư tín dụng chính sách phục vụ kinh tế - xã hội ở tỉnh đang đối mặt với những khó khăn như hiệu quả kinh doanh trong nông, lâm nghiệp còn thấp trong bối cảnh các sản phẩm nông nghiệp đang ngày càng cạnh tranh gay gắt.