TP Hồ Chí Minh: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tăng 0,37%

Ngày 30/10, Cục Thống kê TP Hồ Chí Minh cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của TP Hồ Chí Minh tháng 10/2023 tăng 0,37%; trong đó có 4/11 nhóm hàng hóa giảm, có 7/11 các nhóm tăng so với tháng trước, cao nhất là nhóm giáo dục tăng 7,16%.

Chú thích ảnh
Người tiêu dùng mua hàng tại siêu thị MM Mega Market An Phú, TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Mỹ Phương/TTXVN

Phân tích diễn biến chỉ số giá một số nhóm ngành hàng so với tháng trước, Cục Thống kê TP Hồ Chí Minh cho biết, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,03%; trong đó nhóm lương thực tăng 0,%, chủ yếu do giá gạo vẫn tiếp tục tăng 0,51% khi Philippines tuyên bố không giảm thuế nhập khẩu. Nhóm thực phẩm giảm 0,30%; trong đó thịt gia cầm giảm 0,73%, trứng các loại tăng 0,02%, rau tươi, khô và chế biến giảm 1,11%, thuỷ sản chế biến tăng 0,14%; dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng 0,27%.

Cùng xu hướng giảm có nhóm giao thông giảm 1,29%, chủ yếu do giá nhiên liệu giảm 3,97%; trong đó, giá xăng giảm 4,63%, dầu diesel giảm 0,72%. Trong tháng 10/2023 có 3 lần điều chỉnh giá bán xăng, dầu (ngày 02/10/2023, ngày 11/10/2023 và ngày 23/10/2023) làm cho nhóm nhiên liệu giảm 3,97% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm 2022, bình quân 10 tháng năm 2023 giá xăng, dầu giảm 13,36%, tác động làm CPI chung giảm 0,46 điểm phần trăm. Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,04% so với tháng trước chủ yếu do các chương trình khuyến mãi, giảm giá bán các mặt hàng điện thoại và phụ kiện.

Ở chiều hướng tăng, nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,36%, trong đó bia các loại tăng 0,09%, nước khoáng và nước có ga tăng 0,89%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,08%, do nhu cầu tiêu dùng tang, trong đó giá vải các loại tăng 0,11%, giá hàng may mặc khác tăng 0,48%, giày dép tăng 0,%.

Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt, vật liệu xây dựng tăng 0,05%, chủ yếu do giá gas và các loại chất đốt tăng 4,24%, trong đó giá gas điều chỉnh tăng 20.000 đồng/bình 12kg, giá nước sinh hoạt tăng 2,21%, nhà ở thuê tăng 0,02% do nhu cầu phục vụ sinh viên năm học mới vẫn còn. Ngược lại, giá điện sinh hoạt giảm 1,34% do thời tiết nhiều mưa nên nhu cầu sử dụng điện giảm.

Nhóm giáo dục tăng 7,16% so với tháng trước, do việc điều chỉnh giá học phí của một số trường cho năm học mới. Nhóm hàng hóa, dịch vụ khác tăng 0,27%, chủ yếu tập trung ở các mặt hàng đồ dùng cá nhân tăng 0,54%, dịch vụ khác tăng 0,46%.

Về chỉ số giá tiêu dùng bình quân 10 tháng năm 2023, Cục Thống kê thành phố cho biết  tăng 3,43% so với cùng kỳ (bình quân 10 tháng năm 2022 tăng 2,32%), chỉ trừ nhóm giao thông giảm 2,86% và bưu chính viễn thông giảm 1,70%; 9 nhóm còn lại đều tăng, trong đó các nhóm tăng cao gồm nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,76%, đồ uống và thuốc lá tăng 3,96%, nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 4,47%, văn hóa, giải trí và du lịch tăng 3,90%, giáo dục tăng 14,54%.

Liên quan đến chỉ số giá vàng và USD tháng 10/2023, Cục Thống kê thành phố cho biết, chỉ số giá vàng tăng 1,53% so với tháng trước; bình quân 10 tháng năm 2023 tăng 0,94% so với cùng kỳ. Chỉ số giá USD tăng 1,22% so với tháng trước; bình quân 10 tháng năm 2023 tăng 2,961% so với cùng kỳ.

A.Tuấn (TTXVN)
Chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng tạo rào cản tăng trưởng kinh tế
Chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng tạo rào cản tăng trưởng kinh tế

Kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi trong quý III/2023, nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có xu hướng tăng trở lại có thể là rào cản của tăng trưởng. Đây là nhận định của một số chuyên gia, doanh nghiệp tại hội thảo "Những biến động thị trường và cơ hội kinh doanh mùa cuối năm" do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức ở TP Hồ Chí Minh, ngày 4/10.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN