Thụy Điển thực hiện làm 6 tiếng/ngày

Một nhóm y tá chăm sóc người già tại Thụy Điển đã bắt đầu chuyển sang thực hiện chính sách làm 6 tiếng/ngày nhằm nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả công việc.


Vào tháng 2/2015, đội ngũ nhân viên tại cơ sở chăm sóc người già Svartedalens ở Gothenburg đã đổi lượng giờ làm việc từ 8 xuống 6 tiếng/ngày với mức lương được giữ nguyên. Đây là bước thử nghiệm đầu tiên trong việc tìm giải pháp thay đổi giờ làm việc truyền thống.

Mặc dù cơ sở này phải thuê thêm 14 nhân viên khác để bù vào quỹ thời gian làm việc bị rút ngắn, đồng nghĩa với việc tiêu hao ngân sách của cơ sở, nhưng thử nghiệm được coi là sự đổi mới thành công đối với trung tâm Svartedalens. Ann-Charlotte Dahlbom Larsson - Giám đốc cơ sở - cho biết sau khi áp dụng chính sách mới, nhân viên làm việc chăm chỉ cũng như tận tâm chăm sóc bệnh nhân hơn. Cô chia sẻ: “Kể từ những năm 1990, công việc thì ngày càng nhiều hơn trong khi số lượng nhân viên có hạn. Không ít nhân viên bị mắc các bệnh trầm cảm do kiệt sức, thiếu sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống”.

Trung tâm chăm sóc người già Svartedalens đã bắt đầu áp dụng chính sách cắt giảm giờ làm từ tháng 2/2015

Lise-Lotte Pettersson (41 tuổi), 1 trong 82 y tá tại Svartedalens, bày tỏ: “Việc chăm sóc cho những bệnh nhân lớn tuổi, thậm chí một trong số các cụ còn mắc các chứng mất trí, quả thật rất khó khăn. Trước đây, lúc nào tôi cũng cảm thấy mệt mỏi, rã rời nằm bẹp trên ghế sofa khi từ chỗ làm trở về nhà. Nhưng với lịch làm việc mới, tôi thấy mình có đủ năng lượng để có thể tiếp tục công việc của mình cũng như chăm lo cuộc sống gia đình”.

Svartedalens không phải là mô hình thử nghiệm đi tiên phong cho nhiều cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ khác tại Thụy Điển trong việc áp dụng giờ làm mới. Nhiều doanh nghiệp đã nhận ra ưu điểm vượt trội của chính sách rút ngắn giờ làm góp phần giảm thiểu sự thay đổi nhân công từ nhiều năm trước đây.

Một trung tâm dịch vụ Toyota ở Gothenburg cách đây 13 năm đã áp dụng phương thức giảm bớt giờ làm việc cho nhân viên. Giám đốc quản lí trung tâm, ông Martin Banck, giải thích chính thái độ không hài lòng của khách hàng vì phải chờ đợi quá lâu trong khi nhân viên liên tục bị stress và mắc lỗi đã buộc ông phải nghĩ tới chính sách cắt giảm giờ làm. Từ một ca làm việc kéo dài xuyên suốt 7 giờ sáng cho đến 4 giờ chiều, trung tâm đã cho chuyển thành hai ca 6 tiếng. Một ca bắt đầu từ 6 giờ sáng và ca khác bắt đầu từ 2 giờ chiều, với khoảng thời gian giữa giờ để nghỉ ngơi. “Hiện đang có 36 nhân viên thực hiện phương án này. Họ hài lòng với điều kiện làm việc của mình nên ít xin nghỉ việc, và công ty cũng có thể dễ dàng tuyển thêm người mới”.

Martin Geborg, 27 tuổi, kỹ sư làm việc cho Toyoto được 8 năm, cho biết anh có ý định làm việc ở đây lâu dài vì chính sách chia ca của công ty. Anh bày tỏ: “Tôi làm ít giờ mà vẫn được hưởng lương như trước. Bên cạnh đó, giờ làm của tôi lệch với mọi người nên tôi không phải chịu cảnh ùn tắc giao thông giờ cao điểm”.

Maria Bråth - chủ của một công ty mạng, cho biết việc thực hiện chính sách làm 6 tiếng/ngày đã được thực hiện cách đây 3 năm, và nó là một lợi thế cạnh tranh khi thu hút người mới về đầu quân cho công ty. Bà khẳng định lợi nhuận công ty bà kiếm được không hề kém cạnh, thậm chí còn hơn so với rất nhiều công ty cùng lĩnh vực - những cơ sở buộc nhân viên làm 8 tiếng/ngày. “Thay vì bắt tất cả các nhân viên cùng lúc ngồi trong văn phòng, chúng tôi chú trọng đến động lực và sự tập trung, để tăng hiệu quả công việc”.

Tuy nhiên chính sách này cũng vấp phải sự phản đối từ một số quan chức chính phủ. Giáo sư Birgitta Olsson thuộc Đại học Lund nhận xét: “Họ cho rằng việc thay đổi giờ làm này phải trả một giá quá đắt. Cắt giảm giờ làm cần nhiều người làm việc hơn, mọi chi phí lại đổ dồn về phía chính phủ. Trong khi đó, Daniel Bernmar - thủ lĩnh đảng cánh tả tại hội đồng thành phố Gothenburg, thừa nhận tuy việc giảm giờ làm có thể trở thành một phần gánh nặng cho ngân sách nhà nước, nhưng điều quan trọng là chất lượng cuộc sống của công nhân viên và khách hàng được nâng cao.

Hiện thử nghiệm cắt giảm giờ làm tại Svartedalens vẫn sẽ được tiếp tục triển khai cho đến cuối năm 2016. Điều này đã thu hút sự quan tâm của dư luận cũng như khiến nhiều người hi vọng nhà chức trách, khi thấy được hiệu quả từ thay đổi đó, có thể đưa ra một quyết định lịch sử về vấn đề quản lí nhân sự trên toàn bộ Bán đảo Scandinavia.
Hạnh Hoa
Trung Quốc cách chức quan chức đi đánh golf trong giờ làm việc
Trung Quốc cách chức quan chức đi đánh golf trong giờ làm việc

Phó Thị trưởng thành phố Vũ Di Sơn Thuộc tỉnh Phúc Kiến đã bị cách chức vì đánh golf trong thời gian làm việc.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN