“Mặc dù là một căn bệnh nguy hiểm với hàng nghìn ca mắc mỗi năm và gây tử vong cho trẻ em, nhưng đến nay Việt Nam vẫn chưa có vaccine phòng bệnh này. Vaccine được xem là giải pháp căn cơ để giảm gánh nặng do bệnh tay chân miệng gây ra”.
Ngày 28/3, theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh, huyện Đức Thọ đã xuất hiện ổ bệnh sởi với 12 trường hợp mắc bệnh, nhiều trường hợp phải điều trị tuyến trên. Ngành Y tế tỉnh phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh tuyên truyền trong nhân dân và khẩn trương khoanh vùng chống dịch bệnh.
Từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc; trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh, thành phố và 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố. Đặc biệt tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh đã ghi nhận một chùm ca bệnh sởi tập trung ở nhóm trẻ dưới 10 tuổi.
Ngày 26/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận thêm một ổ dịch thủy đậu tại Trường Mẫu giáo Bình Minh (phường An Bình, thị xã Buôn Hồ).
Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp nhằm chủ động phòng, chống dịch cúm A/H5N1 lây từ gia cầm sang người.
Trưa 23/3, ông Nguyễn Đình Thoan, Phó Giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa xác nhận về việc bệnh nhân nhiễm cúm gia cầm A/H5 ở tỉnh đã tử vong vào trưa cùng ngày.
Nhận định về tình hình dịch bệnh tại TP Hồ Chí Minh, bà Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho rằng, trong bối cảnh một số tỉnh, thành đã có trường hợp mắc bệnh sởi; nguy cơ Thành phố xuất hiện bệnh sởi trong thời gian tới là rất lớn.
Sáng 22/3, bác sỹ Tôn Thất Toàn, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Khánh Hòa cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận trường hợp nhiễm cúm A/H5. Các trường hợp tiếp xúc với ca nhiễm này có kết quả xét nghiệm âm tính với cúm A/H5.
Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận 40 bệnh nhân mắc bệnh ho gà đều có những biến chứng viêm phổi nặng. Các ca bệnh đã được điều trị thành công, hiện còn 10 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện.
Để kiểm soát hiệu quả ổ dịch bệnh dại trên động vật đang xảy ra, phòng ngừa các ổ dịch mới phát sinh và lây lan, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh vừa ký công văn yêu cầu UBND các huyện, thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế chỉ đạo các cơ quan và đơn vị liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh.
Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, từ năm 2022 đến nay bệnh dại có xu hướng gia tăng. Nhiều tỉnh, thành phố có bệnh dại lưu hành trong nhiều năm và có số ca tử vong do bệnh dại cao.
Ngày 12/3, bác sỹ Châu Trọng Phát, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Yên cho biết, trên địa bàn vừa ghi nhận một trường hợp nghi chó dại cắn liên tiếp 7 người ở khu phố Dân Phước (phường Xuân Thành, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên).
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, từ đầu năm đến ngày 7/3, địa bàn Thủ đô đã ghi nhận 9 ca mắc bệnh ho gà, trong khi cùng kỳ năm 2022 và năm 2023 không ghi nhận ca bệnh. Đáng lưu ý, qua khai thác bệnh án, đa số trẻ mắc ho gà đều chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ số mũi vaccine phòng bệnh.
Tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, từ ngày 23/2 - 1/3, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận 37 trường hợp mắc tay chân miệng (tăng 19 trường hợp so với tuần trước đó), nâng tổng số ca mắc tay chân miệng từ đầu năm đến nay trên địa bàn lên 125 trường hợp (tăng 1,8 lần so với cùng kỳ năm 2023).
Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh (CDC) Quảng Ninh và Chi cục Thú y tỉnh thông tin, cơ quan chuyên môn đang phối hợp với UBND huyện Đầm Hà triển khai các giải pháp xử lý, ngăn chặn bệnh dại tại địa phương.
Sáng 26/2, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk Hoàng Hải Phúc cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận thêm một trường hợp tử vong nghi mắc bệnh dại tại huyện Krông Pắk. Đây là trường hợp thứ tư nghi tử vong do bệnh này tính từ đầu năm đến nay.
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Bình Đỗ Quốc Tiệp cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận nhiều trường hợp bị chó, mèo và các động vật khác cắn, cào... gây thương tích được tư vấn để tiêm huyết thanh kháng dại và vaccine phòng dại.
Rủi ro sức khỏe cộng đồng do COVID-19 vẫn ở mức cao trên toàn cầu do virus cùng các biến thể gây bệnh vẫn lưu hành ở tất cả các quốc gia. Trên đây là cảnh báo của bà Maria van Kerkhove, Giám đốc tạm quyền của WHO phụ trách công tác chuẩn bị và phòng ngừa dịch bệnh và đại dịch.
Ngày 6/12, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch để kiểm soát, quản lý bền vững dịch COVID-19 giai đoạn 2023 - 2025.
Ngày 24/11, Bộ Y tế Campuchia thông báo nước này vừa ghi nhận thêm một trường hợp mắc cúm gia cầm A/H5N1 ở người. Bệnh nhân là một người phụ nữ sống ở huyện Dong Tong thuộc tỉnh Kampot.
Trung Quốc ngày 24/11 khuyến cáo người dân đề phòng trong bối cảnh số ca mắc các bệnh đường hô hấp tại nước này gia tăng, đặc biệt tại các khu vực ở phía Bắc trong đó có thủ đô Bắc Kinh và tỉnh Liêu Ninh (Liaoning).