“Mặc dù là một căn bệnh nguy hiểm với hàng nghìn ca mắc mỗi năm và gây tử vong cho trẻ em, nhưng đến nay Việt Nam vẫn chưa có vaccine phòng bệnh này. Vaccine được xem là giải pháp căn cơ để giảm gánh nặng do bệnh tay chân miệng gây ra”.
Ngày 25/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết, địa phương vừa ghi nhận trường hợp dương tính với virus đậu mùa khỉ. Đây là ca bệnh đầu tiên được ghi nhận tại Đồng Nai, hiện chưa xác định nguồn lây nhiễm.
Bộ Y tế cho biết, bệnh Whitmore (hay tên gọi khác là Melioidosis) là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây ra. Vi khuẩn B. pseudomallei tồn tại tự nhiên trong đất, có thể gây ô nhiễm nguồn nước và lây truyền chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn. Hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền vi khuẩn từ người sang người hoặc từ động vật sang người.
Ngày 21/9, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu có công văn chỉ đạo Sở Y tế và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn tỉnh.
Bộ Y tế cho biết, hiện nay tình hình bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh...
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 81.808 ca mắc sốt xuất huyết, 23 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2022 (203.709/107), số ca mắc giảm 59,8%, số ca tử vong giảm 84 trường hợp. Tuy nhiên trong tuần qua, cả nước ghi nhận 5.180 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 1 trường hợp tử vong tại Hòa Bình. So với tuần trước đó, số mắc đã tăng 0,5%; số nhập viện là 3.891, giảm 1,7% so với tuần trước đó.
Trước tình hình dịch bệnh đau mắt đỏ tại tỉnh Đắk Lắk đang tăng nhanh và diễn biến hết sức phức tạp, các cấp, ban, ngành đang triển khai nhiều biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp mắc và không để dịch bệnh lây lan mất kiểm soát, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ đầu năm 2023 đến nay, Gia Lai đã ghi nhận 3.160 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có một trường hợp tử vong (nữ, sinh năm 1981, thôn Hòa Bình, xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, Gia Lai).
Chiều 15/9, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã công bố tác nhân chính gây bùng phát bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn thành phố là Coxsackievirus A24, đồng thời khuyến cáo tuyệt đối không tự ý sử dụng các thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid.
Ngày 15/9, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay tình hình bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh...
Theo Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm 2023 đến ngày 14/9, trên địa bàn thành phố ghi nhận trên 9.800 ca mắc sốt xuất huyết tại 30/30 quận, huyện, thị xã; trong đó, 3 trường hợp tử vong thuộc hai quận Hà Đông, Hoàn Kiếm và huyện Quốc Oai. Toàn thành phố ghi nhận 599 ổ dịch sốt xuất huyết, còn 200 ổ dịch đang hoạt động.
Từ đầu tháng 7 đến nay, Bệnh viện Mắt Huế (Thừa Thiên - Huế) ghi nhận 517 ca bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp). Sở Y tế tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn, đặc biệt trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.
Địa bàn tỉnh Điện Biên đã xuất hiện nhiều ổ dịch bạch hầu với 6 ca mắc, trong đó, một bệnh nhân đã tử vong. Để kiểm tra, giám sát và chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh căn bệnh nguy hiểm này tại địa phương, Bộ Y tế đã lập đoàn công tác do Tiến sĩ, bác sĩ Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh làm Trưởng đoàn.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn vừa ghi nhận thêm một trường hợp bệnh nhi 4 tuổi tại huyện M’Đrắk tử vong vì tay chân miệng; đây là trường hợp thứ ba tử vong vì bệnh này tính từ đầu năm 2023 đến nay.
Từ đầu tháng 9/2023 đến nay, bệnh đau mắt đỏ (hay còn gọi bệnh viêm kết mạc) đang lây lan nhanh tại nhiều địa phương của tỉnh Khánh Hòa như thành phố Nha Trang, các huyện Cam Lâm, Diên Khánh… Số bệnh nhân đến khám tại các bệnh viện chuyên Khoa Mắt tăng nhiều lần so với thời điểm tháng 8/2023 và cùng kỳ năm trước.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh, từ đầu năm tới ngày 6/9, toàn tỉnh ghi nhận 5 ca mắc sốt xuất huyết; trong đó, các địa phương ghi nhận nhiều ca mắc là thành phố Từ Sơn (321 ca), huyện Lương Tài (53 ca)...
Trong thời gian gần đây, số bệnh nhân đau mắt đỏ nặng gia tăng. Đáng lo ngại, một số trường hợp viêm kết giác mạc - một dạng lâm sàng nặng của bệnh đau mắt đỏ đã được phát hiện trong thời gian gần đây.
Thời gian gần đây, tại tỉnh Đắk Lắk các loại bệnh truyền nhiễm có chiều hướng gia tăng, số ca mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng... liên tục tăng cao. Nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng, có dấu hiệu cảnh báo; trong đó đã có trường hợp tử vong.
Ngày 3/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, vừa ghi nhận thêm một trường hợp bệnh nhi tử vong vì sốt xuất huyết tại huyện Krông Pắk (Đắk Lắk). Đây là trường hợp thứ ba tử vong vì bệnh này trên địa bàn tỉnh, tính từ đầu năm 2023 đến nay.
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương, hiện nay, thời tiết mưa nhiều, nhiệt độ hằng ngày dao động trong khoảng 26 - 32 độ C là điều kiện thuận lợi phát sinh bọ gậy và muỗi, kết hợp với việc đã có nhiều ổ dịch sốt xuất huyết với nhiều ca mắc trên địa bàn, mật độ quần thể muỗi truyền bệnh tiếp tục duy trì ở mức cao; học sinh, sinh viên từ các tỉnh lân cận bắt đầu về Hà Nội nhập học là nguy cơ làm gia tăng đối tượng mắc sốt xuất huyết trong thời gian tới.
Ngày 18/8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và giới chức y tế của Mỹ cho biết đang theo dõi chặt chẽ biến thể phụ mới của chủng Omicron là BA.2.86 gây bệnh COVID-19, mặc dù hiện chưa thể xác định được nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng do biến thể phụ mới này có thể gây ra.