Hàng hóa 'sản xuất tại Anh' sẽ đắt đỏ hơn

Các nhà máy chế tạo tại Vương quốc Anh hiện lo ngại rằng chi phí nguyên liệu đầu vào tăng lên sẽ nhanh chóng làm tiêu tan đà phục hồi của lĩnh vực chế tạo sau khi nước Anh quyết định rời Liên minh châu Âu (EU) tại cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6/2016.

Công nhân làm việc tại một trung tâm của tập đoàn Amazon ở Peterborough, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo khảo sát mới nhất của Hiệp hội công nghiệp Anh (CBI), các nhà máy chế tạo của “xứ sở sương mù” ngày càng lo ngại về tình trạng lạm phát tăng lên mức cao nhất trong 6 năm trở lại đây.

Đồng bảng rớt giá mạnh đang làm gia tăng chi phí nhập khẩu, buộc họ phải tăng giá bán để tránh gây sức ép lên lợi nhuận. Số nhà máy chế tạo cho biết họ sẽ tăng giá bán trong ba tháng tới đã tăng lên 32%, tỷ lệ cao nhất kể từ tháng 4/2011. Trong khi đó, số đơn đặt hàng xuất khẩu lại giảm, dù rằng lượng đơn hàng xuất khẩu này vẫn ở trên mức trung bình trong dài hạn.

Trong bối cảnh Bộ trưởng Tài chính Philip Hammond chuẩn bị công bố báo cáo ngân sách vào ngày 8/3 tới, các doanh nghiệp Anh ngày càng tỏ ra quan ngại về kế hoạch tăng thuế mặt bằng của chính phủ nước này, dự kiến vào tháng 4/2017, cũng như những bất ổn xung quanh quan hệ giữa Anh và EU liên quan đến Brexit.


Nhà kinh tế chủ chốt thuộc công ty Pantheon Macroeconomics, Samuel Tombs cho hay vào thời điểm mức tăng thu nhập của các hộ gia đình chậm lại, người tiêu dùng Anh nhiều khả năng sẽ phải thắt chặt chi tiêu trong năm nay, khi giá cả tăng mạnh. Điều này khiến cho đà phục hồi của lĩnh vực chế tạo bị "lỡ nhịp" đáng kể vào cuối năm.

Như Mai (P/v TTXVN tại Anh)
Bất chấp Brexit, tăng trưởng kinh tế Anh vẫn có thể nhanh hơn Đức, Pháp
Bất chấp Brexit, tăng trưởng kinh tế Anh vẫn có thể nhanh hơn Đức, Pháp

Nền kinh tế Anh được lên kế hoạch để tăng trưởng dài hạn và sẽ là một trong những nền kinh tế phát triển có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong vòng 3 thập kỷ tới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN