Do vậy việc tiếp tục phát triển thị trường chứng khoán bền vững và phát huy vai trò của thị trường trong thời gian tới là rất quan trọng”.
Đây là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng tại Lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch chứng khoán đầu năm 2020, tổ chức sáng ngày 2/1/2020 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Tại buổi lễ, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng nêu ra các nhiệm vụ trọng tâm của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2020. Theo đó, năm 2020 là năm Chính phủ hoàn tất việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước theo chỉ đạo của Chính phủ. Vì vậy, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các đơn vị liên quan tập trung thực hiện các mục tiêu trọng tâm. Cụ thể là, hoàn thành xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thị trường chứng khoán đầy đủ, bao quát và hoàn chỉnh vào đầu năm 2021, khi Luật Chứng khoán có hiệu lực.
Bộ Tài chính cùng các đơn vị trong ngành chứng khoán đẩy nhanh thực hiện cơ cấu lại thị trường chứng khoán theo Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”; trong đó, chuẩn bị các điều kiện để thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và hoàn thiện sắp xếp lại bộ máy Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE).
Bên cạnh đó, kết hợp lộ trình cơ cấu lại các thị trường cổ phiếu, trái phiếu và phái sinh; tiếp tục tái cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
Hệ thống công nghệ cho thị trường chứng khoán sẽ được đổi mới toàn diện và đồng bộ thông qua việc tiếp nhận, nghiệm thu hệ thống giao dịch mới của gói thầu KRX trong năm 2020.
Bộ Tài chính cũng phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn cổ phần của nhà nước để gắn với niêm yết, đăng kí giao dịch trên thị trường chứng khoán. Cùng đó, tiếp tục nghiên cứu giải pháp tăng thanh khoản cho thị trường, đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường chứng khoán phái sinh và chứng khoán cơ sở. Ngoài ra, tăng cường thanh tra giám sát, xử lí vi phạm, đảm bảo kỉ cương, kỷ luật thị trường, tạo dựng lòng tin cho công chúng đầu tư. Mục tiêu hướng tới của nhiệm vụ này giúp thị trường phát triển một cách ổn định và bền vững.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng cần nghiên cứu và thực hiện các giải pháp phòng ngừa, xử lí rủi ro khủng hoảng nhằm đảm bảo an toàn cho thị trường chứng khoán, kịp thời xử lí các sự cố ảnh hưởng đến thị trường.
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ông Trần Văn Dũng cho biết, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phối hợp cùng các đơn vị liên quan sẽ có các chương trình và hành động cụ thể để đặt được mục tiêu và định hướng phát triển thị trường Chứng khoán của do Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu ra cho năm 2020.
Trong năm 2019, thị trường cổ phiếu tăng 7,5% về chỉ số và tăng 10,6% về quy mô vốn hóa. Thị trường cổ phiếu hiện đạt tương đương 79,2% GDP. Việc huy động vốn của doanh nghiệp thông qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu đều tăng trưởng đột phá so với cùng kỳ.
Thị trường trái phiếu Chính phủ tiếp tục góp phần đáp ứng nhu cầu huy động của ngân sách và góp phần quan trọng vào tái cơ cấu nợ của Chính phủ. Thị trường chứng khoán phái sinh và các sản phẩm mới dù mới ra đời nhưng đã có sự tăng trưởng nhanh hơn kỳ vọng trên tất cả các chỉ tiêu về khối lượng giao dịch và số lượng tài khoản của nhà đầu tư.
Trong bối cảnh tình hình tài chính, chứng khoán toàn cầu biến động mạnh, xu hướng nhà đầu tư rút vốn khỏi các thị trường mới nổi, thị trường cận biên thì dòng vốn đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài vẫn vào dòng 2,7 tỷ USD thể hiện sự đánh giá lạc quan của cộng đồng nhà đầu tư nước ngoài với thị trường chứng khoán Việt Nam.
Với việc Luật Chứng khoán sửa đổi mới được thông qua, khi đi vào thực tế sẽ có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ đó, góp phần cải thiện chất lượng hàng hóa, chất lượng các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường, tăng cường công khai, minh bạch, đảm bảo thị trường hoạt động an toàn, hiệu quả và bền vững.
Bên cạnh Luật Chứng khoán, thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2019 đã có thêm các sản phẩm mới như: sản phẩm Chứng quyền có bảo đảm, sản phẩm Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm. Các sản phẩm này cũng góp phần hoàn thiện cấu trúc hàng hóa trên thị trường chứng khoán, bước đầu đã nhận được sự quan tâm của giới đầu tư.