Nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Cục thuế tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Minh Đức/TTXVN |
Bên cạnh đó, cơ quan thuế sẽ triển khai nhiệm vụ xây dựng thể chế, tiếp tục rà soát các sắc thuế để bảo đảm công bằng, chú trọng hiệu quả thu thuế (trong đó, tập trung vào các đề án lớn như: Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi bổ sung các Luật Thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, tài nguyên; Nghị định sửa đổi bổ sung về hóa đơn, trong đó có nội dung về hóa đơn điện tử).
Tổng cục trưởng Bùi Văn Nam cũng cho biết sẽ tiếp tục báo cáo Bộ Tài chính, kiến nghị Quốc hội xem xét ban hành Nghị quyết xóa bỏ một số khoản nợ khó đòi, nợ dây dưa nhiều năm trên cơ sở phân loại rõ ràng các khoản nợ để làm lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia. Trên cơ sở kết quả cải cách hệ thống thuế đã đạt được, toàn ngành sẽ tích cực phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền, đồng thời tiếp tục triển khai kế hoạch cải cách giai đoạn 2016-2020 để đẩy mạnh tiến trình cải cách hiện đại hoá công tác thuế theo đúng lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đồng thời, nỗ lực đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế; tiếp tục sửa đổi bổ sung các quy trình, quy chế; cơ quan thuế các cấp sẽ tăng cường kỷ luật, kỷ cương nội ngành, đổi mới phương pháp làm việc, chấn chỉnh, nâng cao tinh thần trách nhiệm đội ngũ cán bộ công chức trong thực thi công vụ.
Tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2018. Theo đó, dự toán thu ngân sách giao cho ngành thuế là 1.070.200 tỷ đồng. Đây là thách thức rất lớn đối với ngành thuế trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước có nhiều diễn biến phức tạp.