Khai trường mỏ than Hà Tu (Quảng Ninh). Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN |
Điều này đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Các đơn vị trong ngành than đang tiếp tục cố gắng duy trì ổn định sản xuất, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động.
Cụ thể, Bộ Công Thương cho biết, để đảm bảo bù đắp được giá thành, phù hợp với thị trường tiêu thụ than, và thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ban hành Quyết định số 3005/QĐ-TKV ngày 23/12/2016; theo đó giá than điều chỉnh tăng từ 3%-10,7% tùy từng chủng loại.
Mức giá điều chỉnh thực hiện từ ngày 24/12/2016. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại các đơn vị chưa ký hợp đồng mua than năm 2017 với Tập đoàn do chưa thống nhất về giá bán than áp dụng từ 24/04/2016 theo Quyết định số 3005/QĐ-TKV.
Sản lượng than sạch tháng 2/2017 ước đạt 3,2 triệu tấn, tăng 16,4% so với cùng kỳ, tính chung 2 tháng đầu năm ước đạt 5,9 triệu tấn, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, sản lượng than sạch của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam giảm 7,3% cùng kỳ.
Đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, mặc dù khó khăn, nhưng trong thời gian tới, ngành than cần tập trung tối đa đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ than, khoáng sản ngay từ đầu năm, nhất là các các loại than mà thị trường có nhu cầu cao như than cục, than cám chất lượng cao, đáp ứng đủ than cho điện trong mọi điều kiện.
Trong đó, các tổ hợp Bauxit - Nhôm như: Công ty Nhôm Lâm Đồng cần kiểm soát chặt chẽ môi trường, tiếp tục tối ưu hóa các chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ, quản lý để giảm tối đa giá thành sản xuất, đảm bảo toàn Tổ hợp có lãi. Công ty Nhôm Nhân Cơ tập trung sản xuất để đạt sản lượng cao.
Đối với Nhà máy Amô nnitơrát Thái Bình: Tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy trình, quy phạm để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Nhà máy, đặc biệt phòng ngừa cháy nổ, đa dạng nguồn cung cấp các hóa chất đầu vào như Amoniac cho Nhà máy hoạt động.
Ngoài ra, Bộ cũng yêu cầu, ngành than cần tăng cường năng lực chế tạo các thiết bị mỏ, đẩy mạnh nghiên cứu, hợp tác với nước ngoài để chuyển giao công nghệ chế tạo thiết bị phù hợp với điều kiện địa chất của từng mỏ; chuyên môn hóa công tác sửa chữa máy móc, thiết bị; liên kết sử dụng kỹ thuật, công nghệ và các dịch vụ cơ khí khác.
Đồng thời, tập trung khai thác các nguồn hàng đảm bảo chất lượng và giá cả cạnh tranh theo cơ chế thị trường, cung cấp kịp thời các vật tư chủ lực như xăng dầu, săm lốp ô tô, thép chống lò, gỗ lò, xút, amoniac,... phục vụ cho sản xuất…