Theo đề án phát triển cà phê bền vững, đến năm 2020, tỉnh Đắk Lắk chủ trương hạn chế dần xuất khẩu cà phê nhân xô, tăng sản lượng cà phê xuất khẩu, tiêu thụ trong nước đã qua chế biến sâu ((cà phê bột, cà phê hoà tan) từ 14 đến 15% trong tổng sản lượng cà phê nhân trong mỗi niên vụ nhằm tăng giá trị gia tăng, tăng thu nhập cho người sản xuất cà phê.
Tỉnh cũng có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trong, ngoài nước đầu tư xây dựng các nhà máy rang xay, chế biến cà phê bột, cà phê hoà tan có công suất từ 700 tấn sản phẩm/năm trở lên.
Sản phẩm cà phê Đắk Lắk được giới thiệu tại triển lãm du lịch quốc tế. Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN |
Đặc biệt, ngoài chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến sâu, tỉnh Đắk Lắk còn hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê bột, cà phê hoà tan, kết nối, thúc đẩy hợp tác kinh doanh với các đối tác trong ngoài, nước. Tỉnh chú trọng khuếch trương, quảng bá bằng nhiều hình thức như tổ chức các hội chợ, sự kiện nhằm giới thiệu các thương hiệu cà phê bột, cà phê hoà tan ngay tại thị trường trong nước để tạo điều kiện cho người tiêu dùng sử dụng cà phê bột, cà phê hoà tan trong nước nói chung và cà phê của tỉnh nói riêng ngày càng nhiều.
Tỉnh cũng có chính sách khen thưởng, động viên kịp thời cho các địa phương, đơn vị xuất khẩu cà phê bột, cà phê hoà tan có hiệu, đạt kim ngạch xuất khẩu cao, mở rộng thị trường mới…
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh số lượng các doanh nghiệp, cở sở chế biến cà phê sâu không nhiều, ngoài một số doanh nghiệp có uy tín, thương hiệu như Trung Nguyên, Nam Nguyên, An Thái, Mêhicô, cà phê Ngon…, còn lại phần lớn là các cơ sở có quy mô nhỏ, thiết bị thủ công, thiếu đồng bộ.
Tỉnh Đắk Lắk có 204.000 ha cà phê, trong đó có 192.000 ha cà phê kinh doanh cho thu hoạch, sản lượng mỗi năm đạt từ 450.000 tấn cà phê nhân trở lên.