Mưu đồ đảo chính cuối cùng ngăn chặn Cách mạng Tháng Mười Nga thất bại ra sao?

Một thế kỷ trước, Lavr Kornilov – vị tướng có ảnh hưởng nhất trong quân đội Nga năm 1917 đã cố tìm cách chiếm giữ Petrograd, đàn áp những người Bolshevik và thiết lập một chế độ độc tài cánh hữu quy tắc.

Tuy nhiên nỗ lực đó đã không cản bước được cách mạng. Ngược lại, chính cuộc đảo chính này đã vô tình giúp vũ trang cho phía Bolshevik giành được chiến thắng cuối cùng.

Tổng Tư lệnh Tối cao của chính phủ lâm thời nước Nga năm 1917 Tướng Kornilov.

100 năm về trước, nước Nga ở trong tình trạng hỗn loạn. Sau Cách mạng tháng Hai lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, một hệ thống bất thường ra đời. Chính phủ lâm thời trên danh nghĩa là điều hành đất nước, song trên thực tế, phải đấu tranh với lực lượng Xô Viết (cơ quan được bầu ra hình thành từ lực lượng công nhân, nông dân và binh sĩ) được phe Bolshevik cánh tả hậu thuẫn. Tình trạng hai chính phủ đã dẫn đến một nước Nga vô chính phủ.

Trong khi đó, Nga vẫn còn trong cuộc chiến tranh với Đức và cuộc chiến trên mặt trận tiền tuyến thì thực sự khốc liệt. Binh sĩ lúc bấy giờ do quá mệt mỏi vì chiến tranh đã không còn muốn tiếp tục phải đấu tranh nữa.

Tháng 7, lực lượng Bolshevik tìm cách nắm giữ quyền lực tại Petrograd (St. Peterburg hiện nay) song chính phủ lâm thời lại dập tắt các cuộc nổi dậy. Đến hết hè, tình hình còn vẫn rất căng thẳng và đó chính là lúc Tướng Lavr Kornilov quyết định can thiệp.

Tướng Kornilov là ai?


Là con trai của một lính kỵ binh Cô dắc, Kornilov nhanh chóng được thăng chức trong quân đội Nga do lòng dũng cảm và sự chăm chỉ cần mẫn. Ông tham gia vào cuộc chiến Nga-Nhật (1904-1905), lãnh đạo một sư đoàn trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ I và được chỉ định chức vụ Tổng Tư lệnh Tối cao vào tháng 7/1917.

Kornilov lúc bấy giờ thực sự được người dân yêu mến như một người hùng chiến tranh. Các vị sĩ quan cấp cao như Tướng Anton Denikin ủng hộ ông, coi ông là một người tài năng và cao quý.

Tuy nhiên, một bộ phận chỉ trích lại nghi ngờ tài năng lãnh đạo và quân sự của Kornilov. Tướng Mikhail Alekseyev thậm chí còn có một phát ngôn “Kornilov có một trái tim của con sư tử… nhưng có một cái đầu của con cừu”.

Là một người yêu nước cánh hữu Kornilov thậm chí cũng chẳng hài lòng với những chính trị gia ủng hộ xã hội chủ nghĩa ôn hòa, điển hình là Alexander Kerensky – người đứng đầu Chính phủ lâm thời.

Dĩ nhiên, Kerensky không thích Bolshevik – mối đe dọa chính đối với quyền lực chính quyền ông ta. Song Kerensky cũng sợ hãi trước Kornilov. Đối mặt với thách thức từ cả hai phía, Kerensky cố gắng làm mọi thứ để duy trì sự cân bằng giữa hai bên và giữ quyền lực trong tay mình. Tuy nhiên, rõ ràng ông ta đã hoàn toàn thất bại.

Đối với những chuyện đã xảy ra trước thời điểm Kornilov hạ lệnh cho binh sĩ chiếm giữ Petrograd dường như không một ai biết được sự thật và có rất nhiều phiên bản. Theo những người ủng hộ Tướng Kornilov, chính Kerensky là người đã yêu cầu quân đội chiếm lấy thành phố để dập tắt phong trào Xô Viết và lực lượng Bolshevik.

Trong khi đó, Kerensky trong cuốn hồi ký của mình luôn phủ nhận câu chuyện trên. Ông khẳng định chính vị Tổng Tư lệnh Tối cao là người lên kế hoạch đảo chính và tìm cách thiết lập một chế độ độc tài của riêng mình.

Binh sĩ dưới lệnh Tướng Kornilov chuẩn bị vũ khí.

Cuộc “chính biến” bắt đầu   

Vào ngày 9/9/1917, Tướng Kornilov – lúc đó đang ở Mogilev (nay là Belarus) có trụ sở của Tổng Tư lệnh Tối cao, ra lệnh cho Quân đoàn 3 dưới sự chỉ huy của Tướng Alexander Krymov bao vây Petrograd.

Theo kế hoạch, các tướng lĩnh trong thành phố sẽ bắt chước theo một cuộc nổi dậy của Bolshevik. Trong khi đó, quân đoàn sẽ chiếm thành phố, loại bỏ lực lượng cánh tả và thiết lập chế độ độc tài.

Ngày hôm sau, Kerensky công khai ra lệnh cho Tướng Kornilov phải chấm dứt phong trào nổi dậy của binh sĩ và từ chức. Tuy nhiên, vị Tổng Tư lệnh Tối cao cũng thách thức, công khai trả lời rằng chính phủ đang phải chịu ảnh hưởng từ các lực lượng không có trách nhiệm nên ông có ý định lui bước và nghe theo lệnh của Kerensky. Người đứng đầu của Chính phủ lâm thời đã gọi Kornilov là một kẻ phản bội.

Đội quân của Krymov vẫn tiến vào Petrograd. Một vài tướng quân đội tuyên bố trung thành với Kornilov và thể hiện quyết tâm đàn áp lực lượng Bolshevik và Xô Viết. Trong khi đó, các đơn vị đóng quân trong thành phố vẫn giữ lòng trung thành với chính phủ lâm thời. Nga đứng trên bờ vực một cuộc nội chiến.

Sự thất bại

Trong bối cảnh như vậy, lực lượng Bolshevik coi cả Kornilov và Kerensky đều là kẻ thù. Tuy nhiên khi quân đội đang chiếm lĩnh mặt trận Petrograd, đảng Bolshevik quyết định chọn đấu lại Kornilov. Lãnh tụ Lenin giải thích: “Chúng ta sẽ đấu lại Kornilov. Không phải để ủng hộ Kerensky, mà để phơi bày yếu điểm của ông ta”.

Phe cánh tả tập trung lực lượng của mình đối đầu với quân Kornilov như lực lượng phản cách mạng nhất. Kerensky buộc phải chấp nhận liên minh với phe cánh tả, ra lệnh phóng thích một số thủ lĩnh Bolshevik bị giam trong tù.

Đảng Bolshevik nhanh chóng huy động công nhân và nông dân ở Petrograd nhằm ngăn chặn binh lính của Tướng Krymov. Công nhân đường sắt phong tỏa các ngả đường tới thủ đô, nhân viên bưu điện làm gián đoạn các kênh liên lạc giữa các đội quân.

Nhóm khích động quần chúng thì nói chuyện với binh sĩ, khuyên họ không bắn công nhân và người dân thành phố. Nhanh chóng, các binh sĩ dưới trướng Kornilov bị thu phục và tuyên bố trung thành với Chính phủ lâm thời.

Ngày 12/9, âm mưu đảo chính của Kornilov thất bại hoàn toàn. Tổng Tư lệnh Tối cao bị bắt.

Đối với Kerensku, chiến thắng này đạt được mang theo một cái giá quá đắt. Ông đánh bại nguy hiểm từ cánh hữu song kẻ thù cánh tả của ông – cũng là người cứu ông khỏi âm mưu đảo chính quân đội – lại được mọi người yêu mến và có sức ảnh hưởng hơn. Chỉ chưa đầy hai tháng sau, lực lượng cánh tả Bolshevik giành chính quyền về tay mình.

Hồng Hạnh/Báo Tin Tức
Sáng mãi ngọn lửa Cách mạng Tháng Mười Nga
Sáng mãi ngọn lửa Cách mạng Tháng Mười Nga

Cách đây 100 năm, ngày 7/11/1917 đã nổ ra một sự kiện làm rung chuyển toàn thế giới: Cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại. Dưới sự lãnh đạo thiên tài của V.I.Lênin và Đảng Bônsêvích Nga, nhân dân và giai cấp công nhân Nga đã vùng lên đập tan chế độ Sa Hoàng, dựng lên Nhà nước công nông đầu tiên, khai phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) trên thế giới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN