Kỳ 1: Chiến lược 'đôi co' và 'cái bẫy hoa mỹ'
Theo Ngân hàng thế giới (WB), GDP của Trung Quốc, tính theo ngang giá sức mua (PPP), sẽ vượt Mỹ vào cuối năm nay, trở thành nền kinh tế số 1 thế giới. Chính phủ Trung Quốc có vẻ không mấy thoải mái với tin sốt dẻo này. Tại sao? Đó có phải là vì những tranh chấp trên biển?Trung Quốc được dự đoán sẽ vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế số 1 thế giới vào cuối năm nay. Tuy nhiên, Bắc Kinh lo ngại điều này vì 3 lý do. Nỗi lo sợ thứ nhất là bùng nổ lạm phát ở Trung Quốc do sử dụng chỉ số GDP. Năm 2010, Trung Quốc vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Và hiện chỉ số của WB sẽ biến Trung Quốc trở thành nền kinh tế số một thế giới trong một tương lai gần.
Tuy nhiên, các lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng dù cho GDP hay GDP tính theo PPP của Trung Quốc có lớn thế nào đi chăng nữa, thì với 1,3 tỷ dân, đông nhất thế giới, cũng sẽ làm giảm đi sức mạnh thực sự của Trung Quốc. Ví dụ, năm 2012, GDP tính trên đầu người của Trung Quốc đứng hàng thứ 91 trên thế giới theo danh sách của WB, thậm chí còn sau cả Iraq, nước vẫn đang phải hứng chịu những hậu quả từ cuộc chiến tranh do Mỹ phát động và nạn khủng bố. GDP trên đầu người của Trung Quốc tính theo PPP đã đưa Trung Quốc lên hàng thứ 89, nhưng vẫn đứng sau Cộng hòa Dominica.
Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng trung bình 2 con số trong những năm qua, nhưng vẫn chỉ bằng 1/3 so với Mỹ năm 2014. Ảnh: Reuters |
Ngoài ra, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc vẫn ít hơn 1/3 của Mỹ mặc dù Bắc Kinh đã nỗ lực để duy trì chi tiêu quốc phòng tăng ở mức 2 con số trong những năm gần đây. Về mặt quyền lực mềm-theo tiêu chuẩn và quan niệm về sự ảnh hưởng trên thế giới-quyền lực của Trung Quốc vẫn không là gì so với Mỹ. Trong cuốn sách mới nhất của mình có tựa đề “Trung Quốc ra thế giới”, David Shambaugh, một nhà nghiên cứu về Trung Quốc viết: Tính chất nhiều mặt của Trung Quốc đã ảnh hưởng tới tình hình chính trị thế giới ngày nay. Ông kết luận rằng Trung Quốc vẫn không có sức mạnh thực sự trên thế giới, nhưng có “sức mạnh bộ phận”. Do vậy, Trung Quốc vẫn còn có nhiều việc phải làm trong tương lai.
Một lần bất tín, vạn lần bất tinNỗi e ngại tiếp theo là những liên quan về mặt chính trị sau khi Trung Quốc trở thành số 1 thế giới. Ai cũng biết rằng, càng nhiều quyền lực càng thêm nhiều trách nhiệm. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc lo sợ rằng Trung Quốc sẽ rơi vào “bẫy hoa mỹ” do bên ngoài tạo ra, đặc biệt là Mỹ. Năm 2005, Robert Zoellick, sau đó là thứ trưởng Bộ ngoại giao Mỹ, đã đề nghị Trung Quốc nên đóng vai trò quan trọng của một “người chơi có trách nhiệm” trong việc định hướng những vấn đề quốc tế. Trong mắt của những nhà lãnh đạo Trung Quốc, đề xuất của Zoellick là một “chiếc bẫy hoa mỹ”, với mục đích là điều khiển và chế ngự chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Trong hệ tâm lý chính trị, chiến lược này được gọi là “đôi co”, thông thường được sử dụng bởi những thành viên cũ nhằm xã hội hóa một “người mới”-một kẻ mới đến-trong xã hội.
Trong trường hợp Trung Quốc-Mỹ, Washington áp đặt quy tắc một bên có trách nhiệm lên Trung Quốc.Nếu không đáp ứng quy tắc đó, Trung Quốc sẽ bị chỉ trích thậm tệ, trở thành một “gã tồi” trong mắt của những quốc gia khác.
Có thể xem xét vấn đề này trên nhiều lĩnh vực, từ biến đổi khí hậu, quy định về tài chính, đàm phán thương mại cũng như “khả năng ngoại giao đầy tự tin” của Trung Quốc trong khu vực. Dường như thời gian này, các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận ra là họ đang rơi vào một chiếc “bẫy hoa mỹ” khác trước khi trở thành nền kinh tế số 1 thế giới, đúng như câu châm ngôn: “một lần bất tín, vạn lần bất tin”.
Công Thuận Xem kỳ cuối: "Giấc mộng Trung Hoa" và tranh chấp ở Biển Đông